Dân gian Việt Nam có những tấm gương hiếu hạnh điển hình như Thoại Khanh - Châu Tuấn, truyện rất lâm ly, bi thiết và nhân văn, thi vị. Khi Châu Tuấn về Tràng An ứng thí (dự thi), Thoại Khanh ở nhà mò cua, bắt ốc… nuôi mẹ chồng và phải chịu bao cay đắng của bọn cường hào, ác bá gây ra! Một ngày, Thoại Khanh dắt mẹ chồng lòa về Tràng An tìm chồng, con cũng gặp đủ gian truân khổ hải: tai ương, hạn ách, oan trái.
Đức Phật cách xa chúng ta trên 2500 năm lịch sử nhưng, nhân cách siêu việt, những lời giáo hóa của Ngài vẫn được nhân dân kính ngưỡng, tôn thờ, nhất là trong việc Báo ân, Báo hiếu đối với cha mẹ, tổ tiên, Tổ quốc, dân tộc, chúng sinh mà cụ thể là Ngài đã chỉ dạy cho đệ tử của mình là Mục Kiền Liên nguyện cầu Tam Bảo để cứu mẹ là bà Thanh Đề thoát khỏi địa ngục A Tỳ sinh về cõi Thiên, đây là một việc làm đầy ý nghĩa Nhân văn “chí nhân, chí hiếu”.
Đầu kỷ nguyên tây lịch, giữa lúc cha ông ta đang rên xiết dưới sự cai trị hà khắc của nhà Hán thì đạo Phật du nhập vào đất Việt, mang theo một luồng tư tưởng trong sáng đó là tinh thần: Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại trí, đại dũng cho nên, cha ông ta đã một mặt đánh đuổi giặc ngoài, quan lại, mặt khác là củng cố, xây dựng tình thương ở trong nước.
Để ghi nhớ công ơn của những người đã “Dũng cảm xả thân: vì đạo, vì dân, vì Tổ quốc; Từ bi cứu khổ: nhớ ân, nhớ đức, nhớ công lao” mà chúng ta tổ chức Hội thảo để làm rõ thêm việc Báo ân, Báo hiếu.
Vu Lan (Ulambana hoặc Ô Lam Bà Noa), Hán dịch: Đảo huyền, nghĩa là “treo ngược” chỉ cho nỗi đau cùng cực của vong nhân.
BÁO ÂN là của Phật. tức là bộ PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN KINH là của đức Phật thuyết pháp, duyên khởi do đức A NAN bị ngoại đạo chê bai “ông CỒ ĐÀM là bất hiếu, bất nghĩa: không kế vị vua cha; bỏ vợ con…!”
Kinh Đại phương tiện Phật Báo ân, Phẩm Hiếu dưỡng ghi: “Như Lai khi còn trong đường sinh tử, đối với các loài chúng sinh cũng đã phải chịu mọi thân hình như cát bụi không thể lòng nghĩ, miệng bàn. Cho nên, tất cả chúng sinh đã từng là cha mẹ của Như Lai và Như Lai cũng từng là cha mẹ của chúng sinh trong quá khứ-hiện tại và tương lai”. Báo ân, báo Hiếu không dừng lại ở việc phụng dưỡng, cơm cháo, thuốc thang, thờ cúng…, mà còn có sự tương quan giữa quá khứ, tương lai và hiện tại, bao gồm: Tổ quốc, dân tộc và chúng sinh. Theo Phật giáo Báo ân, Báo hiếu là phải: “Làm cho cha mẹ đời quá khứ, hiện tại và tương lai đều được giác ngộ, giải thoát, phát tâm Bồ đề, quy kính Tam Bảo, vĩnh ly tà hạnh, hành Từ bi tâm, làm lợi ích cho hữu tình, cầu vô thượng đạo, không phải luân hồi và chịu các khổ quả…”
BÁO HIẾU - VU LAN là Duyên khởi từ Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ. được đức Phật chỉ cho phương pháp làm lễ Báo hiếu - Vu Lan gồm: - Thời gian: là ngày chư Tăng làm lễ Tự tứ (Mãn hạ); - Địa điểm: tại cơ sở Hạ trường; Đối tượng: là Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo).
Phật dạy: “có hai người không thể trả ơn hết được đó là cha và mẹ”; lại kinh Đại Tập chép: “Ở đời không có Phật, thì thờ kính mẹ cha như Phật” đủ biết sự Hiếu kính, thờ cúng Tổ tiên - cha mẹ có sức cao quý lớn lao.
Phật dạy 10 ân đức (Thập ân) của cha mẹ:
1) Nhớ ơn mẹ ta, chín tháng mười ngày cưu mang nặng nhọc.
2) Nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở đau đớn vô cùng.
3) Nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở quên cả lo âu.
4) Nhớ ơn mẹ ta, mẹ ăn miếng đắng lại nhả miếng ngọt, dành dụm cho con.
5) Nhớ ơn mẹ ta, chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo xê con.
6) Nhớ ơn mẹ ta, ba năm bú mớm nuôi nấng thuốc thang trong khi sài bệnh.
7) Nhớ ơn mẹ ta, giặt giũ hong phơi áo quần dơ dáy ô uế tanh hôi, mẹ đành cam chịu.
8) Nhớ ơn mẹ ta, khi đi đâu xa vì thương nhớ con trong lòng lo lắng chẳng chút nào ngơi.
9) Nhớ ơn mẹ ta, vì sinh nuôi con mà mẹ cam lòng tạo bao nghiệp ác.
10) Nhớ ơn mẹ ta, lòng rất thương con, trọn đời yêu dấu, không phút nào ngơi.
Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cháu, hy sinh cả cuộc đời mình cho con cháu, về mặt tinh thần con cháu là niềm vui, hy vọng của ông bà cha mẹ, nên khi nói đến cha mẹ là nói đến công ơn: “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”
Phật còn dạy chi tiết về công đức của cha mẹ:
1. Đệ nhất tri ân: chín tháng mười ngày cưu mang nặng nhọc
Bao kiếp duyên cùng nợ, ngày nay mới vào thai,đầy tháng sinh phủ tạng, bảy bảy sáu tinh khai, thân nặng như non Thái, động tĩnh sợ phong tai, áo the đành xốc xếch, gương lược biếng trang đài.
Theo Phật, duyên nợ bao đời kiếp của ta với cha mẹ cho nên, mới nhập thai có đầy tháng thôi mà đã sinh “lục phủ, ngũ tạng”, được 49 ngày giọt tinh anh ấy đã kết đóa hoa khai và thân thể của người mẹ thì nặng như núi Thái sơn động tĩnh đều lo sợ, không dám thở mạnh sợ con bị gió rét ảnh hưởng đến thai nhi, vì lo lắng mệt nhọc như vậy nên mẹ chẳng quan tâm đến áo quần, gương lược…!
2. Đệ nhị tri ân: khi sinh lúc nở
Khi gần ngày sinh nở, nặng nhọc khổ vô cùng, cưu mang trong mười tháng sinh nở sắp đến ngày, đứng ngồi coi nặng nhọc, dáng vẻ tựa ngô ngây, sợ hãi lo cùng lắng, tử sinh giờ phút này.
Chuẩn bị đến ngày sinh nở, tâm trí người mẹ ngây ngô, lo sợ trong khoảnh khắc tử sinh, có được mẹ tròn con vương không…!
12 điều kiêng kỵ khi người mẹ mang thai
1. Tránh sợ hãi: Một số sản phụ thiếu sự hiểu biết về sinh đẻ, thì tâm lý sợ sệt, trạng thái tâm lý đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh con.
2. Tránh ưu lo: Trước khi sinh con, tinh thần không phấn chấn, ưu sầu khổ não, tinh thần đó cũng ảnh tới thuận lợi sinh con.
3. Tránh cô độc: Sản phụ khi chuẩn bị sinh có tâm lý sợ một mình cô độc, lạnh lẽo. Nếu được sự cổ vũ của chồng, cha mẹ, anh em, bạn bè an ủi, quan tâm và bảo vệ, có thể giúp sản phụ chiến thắng sự cô độc ấy.
4. Tránh vội vàng: Có một số sản phụ chưa đến lúc sinh mà tâm thái quá bất an, nên tính trước đúng ngày sinh đẻ, không cần lo lắng.
5. Tránh thô thiển: Một số sản phụ tâm lý thô thiển, đến giai đoạn cuối mang thai còn chưa chuẩn bị tốt, khi sinh đẻ cần chú ý tránh tay chân múa loạn, rất dễ dẫn đến sai trái.
6. Tránh mệt mỏi: Phụ nữ mang thai đến giai đoạn cuối cần đặc biệt chú ý nghỉ ngơi, cần giảm bớt việc hoạt động, để nuôi dưỡng bản thân, để tinh lực tràn đầy khi sinh con.
7. Tránh lười nhác: Trước khi sinh con không nên nghỉ ngơi quá nhiều, ít hoạt động, nếu không có thể khó sinh.
8. Tránh ăn đói: Khi sinh con sẽ tốn nhiều về thể lực, vào giai đoạn sinh con nên ăn no, chú ý tâm lý và cần yêu thiên nhiên.
9. Tránh đi xa: Trước khi sinh một tháng, không nên đi xa ra ngoài, đi thuyền, tàu xe… đều không tốt.
10. Không nên dùng thuốc thang: Khi sinh con bụng đau là bình thường, không nên tự uống thuốc thang, dùng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ, để đạt được hiệu quả tốt.
11. Tránh kêu la: Một số sản phụ khi sinh con thường kêu la to, như thế vừa tiêu hao sức lực, có thể khiến bụng bị trướng khí, không có lợi cho sự mở rộng cửa tử cung và thai nhi khi sinh ra.
12. Không được sinh hoạt tình dục: tránh tinh thần vội vàng, cần có tinh thần tích cực, thì có thể thuận lợi cho sinh con. (Nên thực hiện “Thai giáo” khi mang thai: 1. Thân không làm ác; 2. Miệng không ăn, nói ác; 3. Ý không nghĩ xấu - ác).
3. Đệ tam tri ân: Khi mẹ sinh nở
Mẹ ta khi sinh nở, thân thể đều mở toang, tâm thần như mê mẩn, máu me chan hòa đầy, chờ nghe thấy con khóc, lòng mẹ mừng rỡ thay, đang mừng lo lại đến, rầu rĩ ruột gan này.
Khi sinh nở đau đớn vô cùng, vì thân thể mở toang, tâm thần mê mẩn có hiện tượng:
- Co thắt tử cung là 5 phút.
- Co thắt tử cung kéo dài 1 phút.
- Khi những điều trên kéo dài trong vòng 1 giờ.
4. Đệ tứ tri ân: mẹ ăn đắng nhả ngọt
Mẹ ta lòng thành thực, thương con chẳng chút ngơi, nhả ngọt nào có tiếc, ăn đắng nói cùng ai, yêu dấu như vàng ngọc, nâng niu tay chẳng rời, những mong con no ấm, mẹ đói rách cũng vui.
5. Đệ ngũ tri ân: xê con tự thấp
Tự mình, nằm chỗ ướt, chỗ ráo để xê con, hai vú phòng đói khát, hai tay ủ gió sương, thâu đêm nằm chẳng ngủ, nâng niu tựa ngọc vàng, những mong con vui vẻ, lòng mẹ mới được an.
6. Đệ lục tri ân: bú mớm nuôi nấng
Đức mẹ dày như đất, công cha thẳm tựa trời, chở che coi bình đẳng, cha mẹ cũng thế thôi, chẳng quản câm mù điếc, chẳng hiềm quắp tay chân, bởi vì con ruột thịt, trọn đời dạ chẳng khuây.
7. Đệ thất tri ân: tắm gội giặt giũ
Vốn người có nhan sắc, lại thêm phấn sáp xông, mày xanh như liễu lục, má đỏ tựa sen hồng, giặt giũ khăn cùng tã, dơ dáy chẳng quản công, cốt sao quần áo sạch, búi tóc gọn là xong.
8. Đệ bát tri ân: đi xa nhớ thương
Từ biệt lòng khôn nhẫn, sinh ly dạ đáng thương, con đi đường xa cách, mẹ ở chốn tha hương, ngày đêm thương cùng nhớ, sớm tối dạ vấn vương, như vượn thương con đỏ, khúc khúc đoạn can trường.
9. Đệ cửu tri ân: sinh con tạo nghiệp
Mẹ trải bao gian khổ, công lao tựa vực trời, bồng bế cùng nuôi nấng, mong sao con ăn chơi, nhường cơm cùng sẻ áo, đói rách mẹ cũng vui, khôn lớn tìm đôi lứa, gây dựng cho nên người.
10. Đệ thập tri ân: thương yêu trọn đời
Công cha cùng đức mẹ, cao sâu tựa vực trời, mẹ già hơn trăm tuổi, vẫn thương con tám mươi, bao giờ ân oán hết, tắt nghỉ cũng chẳng thôi…!
Với tầm nhìn sâu rộng của đức Phật thì: Tất cả chúng sinh đều là cha mẹ, bà con, anh em quyến thuộc, bằng hữu của nhau với sự tương quan chằng chịt duyên sinh.
Đất nước ta được hoàn toàn độc lập, non sông ta thu về một mối, nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng... Đã có biết bao máu xương của những người con quê hương đổ xuống đất này, chảy thành sông, chất thành núi…, để hôm nay đất nước nở hoa!
Thu về nâng chén hoàng hoa.
Mừng ngày Quốc khánh nước nhà thành công.
Bốn phương rợp bóng cờ hồng.
Năm châu nức tiếng Anh hùng Việt Nam.
Vì vậy chúng ta phải nhớ đền ơn, đáp nghĩa.
Phật dạy:
Tâm hiếu là tâm Phật.
Hạnh hiếu là hạnh Phật.
Làm con, là phải làm tròn chữ Hiếu đối với cha mẹ. Cha mẹ còn sống thì: Hiếu thuận; hiếu kính… Người có hiếu thì không để cho cha mẹ phiền não, khổ tâm, đói rách. Khi cha mẹ qua đời thì: thực hiện lời Di chúc của cha mẹ để lại; thờ cúng; xây dựng phát triển gia đình. Cha mẹ có điều gì sai thì phải làm lễ cầu Siêu, khai phương, phá ngục, giải oan cắt kết… để cha mẹ được Siêu sinh tịnh độ. Không được nói xấu vong linh cha mẹ, không được làm những việc xấu để ảnh hưởng đến sự siêu thoát của cha mẹ, “Âm có siêu thì dương mới khánh, và dương có khánh thì âm mới siêu”.
Cha mẹ đã gian lao vất vả vì hạnh phúc và an lạc của chúng ta. Cho nên, hàng năm đến mùa Vu Lan - Báo Hiếu, tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân, chúng ta phải sửa soạn trai nghi cúng dàng Tam Bảo, đến các Tổ đình, các chùa, các Trường hạ tu phúc, cúng dàng cầu cho cha mẹ được siêu sinh tịnh độ.
Dân gian Việt Nam có những tấm gương hiếu hạnh điển hình như Thoại Khanh - Châu Tuấn, truyện rất lâm ly, bi thiết và nhân văn, thi vị. Khi Châu Tuấn về Tràng An ứng thí (dự thi), Thoại Khanh ở nhà mò cua, bắt ốc… nuôi mẹ chồng và phải chịu bao cay đắng của bọn cường hào, ác bá gây ra! Một ngày, Thoại Khanh dắt mẹ chồng lòa về Tràng An tìm chồng, con cũng gặp đủ gian truân khổ hải: tai ương, hạn ách, oan trái. Đêm nọ vào miếu nghỉ nhờ thì lại gặp dâm thần dở trò năn nỉ, ép buộc đủ cách… nhưng không thành, dâm thần liền thủ đoạn bắt giữ mẹ chồng và ra điều kiện: hoặc chịu ân ái, hoặc khoét mắt mình, hoặc bị mất mẹ. Thoại Khanh chấp nhận khoét mắt mình dâng thần để cứu mẹ giữ trọn hiếu - tình nhất định không chịu thất trinh, thất tiết.
Với ý nghĩa và công đức của cha mẹ lớn lao như thế. Cho nên, chúng ta phải:
- Nghe lời cha mẹ.
- Thực hiện Di chúc của cha mẹ.
- Đoàn kết: anh em thương yêu, đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Thuận theo lẽ phải: không trái ngược với Pháp luật và thuần phong mỹ tục của gia phong.
- Phát triển nòi giống.
- Thờ cúng tổ tiên, cha mẹ.
- Chính tín.
- Bảo vệ lẽ phải (chân lý).
- Không làm việc ác.
- Siêng làm việc thiện.
- Tu dưỡng, học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong…
- Không vi phạm pháp luật.
- Không hành hạ bản thân mình, làm cho mình: tiều tụy, bệnh tật, hoạn nạn, ngu si…
- Không thác loạn, nghiện rượu, ma túy và các chất kích thích làm băng hoại xã hội và hại đến giống nòi của tổ tiên.
Tâm mà chân thành thì thiện khí ngưng tụ, làm hạnh hiếu thì trời đất cảm thông, Phật thánh phù hộ, đó là “Phúc”, phúc do “Tâm” tạo, tâm là Phật, Phật tại tâm. Vì vậy mà ta phải luôn luôn làm thiện, tu phúc để lại Phúc, lộc, thọ, khang, ninh cho con cháu mai sau.
Để báo ơn cha mẹ, Tổ quốc, dân tộc, chúng sinh ta cần phải quy y Tam Bảo và Tu NGŨ PHÚC lâm môn:
- Tu PHÚC để giàu có tinh thần, vật chất (Phú).
- Tu PHÚC để sang trọng, thông minh học tập thành người (Quý).
- Tu PHÚC để hưởng tuổi thọ lâu dài (thọ).
- Tu PHÚC để mạnh khỏe không bị ốm đau bệnh tật (khang).
- Tu PHÚC để được an toàn không bị tai tệ nạn xã hội… (Ninh).
Muốn được 5 phúc đến nhà thì phải nghe lời Phật dạy thực hành Bát phúc điền:
- Ba phúc điền khả kính: Kính Phật; Kính Hiền thánh; Kính Tổ chức, hiệp hội.
- Bốn phúc điền tri ân: Ơn trời; Ơn đất; Ơn cha, Ơn mẹ.
- Một phúc điền Đại bi tâm (có tấm lòng thương sót chúng sinh nhân loại).
Ngoài việc Báo hiếu cha mẹ chúng ta còn phải có nhiệm vụ đền đáp bốn trọng ân (4 ơn lớn).
1. Ơn Trời đất: sự che chở của đất trời (thiên địa phú tái chi ân), sự chiếu ánh quang của mặt trời, mặt trăng cho vạn vật sinh sôi nảy nở, phát triển… (nhật nguyệt chiếu lâm chi đức).
2. Ơn nhà nước, xã hội: nhà nước bảo hộ ta, xã hội đùm bọc, giúp đỡ ta (Quốc gia xã hội chi ân), đất nước lưu thông cho ta kinh tế, tài nguyên, thủy hải sản, lâm sản, nông nghiệp, gia cầm, gia súc… (Thủy thổ vận dụng chi đức).
3. Ơn cha mẹ, thầy bạn: Ân đức sinh thành của cha mẹ thật lớn lao như trời biển, công nuôi nấng, dạy bảo, gây dựng (Phụ mẫu sinh thành chi đức), ơn Thầy dạy bảo, uốn nắn, hướng dẫn, bồi đắp, trau dồi thành tựu tri thức cho ta, ơn bạn hiền giúp đỡ, dìu dắt, động viên ta (Sư - trưởng giáo huấn chi ân).
4. Ơn thập phương: thiện tín ở khắp nơi làm ra của cải, vật chất và tinh thần mỗi người làm một ngành, một nghề…, đem đến cung cấp cho ta vật dụng hằng ngày trong cuộc sống (Thập phương thiện tín tri ân, tứ sự cúng dàng chi đức).
Nhân dịp này, tôi xin đề xuất như sau:
1. Ngày Báo ân, Báo hiếu nên ghi vào lịch và cho nghỉ 1 ngày (15/7-âm lịch) để các con cháu có thời gian làm lễ báo hiếu, báo ân.
2. Có hướng dẫn nghi lễ đúng với truyền thống cha ông để tránh rườm rà, lãng phí, mê tín dị đoan.
3. Tổ chức ủy lạo, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, già cả, cô đơn, biểu dương tấm gương Hiếu hạnh có thành tích trong: học tập, công tác, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc ông bà, cha mẹ…
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Thượng tọa Thích Tâm Vượng, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định.
Ảnh: Bình Yên.