Cố đại lão Hòa thượng Thích Thông Lạc (Lê Ngọc An), sinh năm 1928 tại thôn Vườn Trầu, xã Tân Thới, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Tạ thế năm 2013, hưởng thọ 85 tuổi.
Ông là người có nhân duyên với đạo Phật, đi xuất gia rất sớm từ năm mới lên 8 tuổi.
Trong quá trình xuất gia tu học, đã từng được các vị cao tăng Thạc đức dày công dạy dỗ, đào tạo, nhưng trong quá trình ấy vẫn chưa thấy thỏa mãn, cho mãi đến khi tiếp cận với giáo lý Nguyên Thủy của Phật Đà, thông qua nghiên cứu bộ kinh Nikaya, tìm thấy điều tâm đắc với sự thực tiễn tu hành, từ đó, ông đã chú tâm vào rèn luyện, thực hành "độc tu", "độc chứng", qua đó ông thấy có hiệu quả mà đã phát nguyện quyết tâm "chấn hưng Phật giáo Nguyên Thủy" với việc rèn luyện "Đạo đức nhân bản, nhân quả; Sống không làm khổ mình, khổ người, không làm khổ chúng sinh".
Với pháp môn tu hành này ông đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ.
Tâm nguyện "Chấn hưng Phật giáo Nguyên Thủy" của Đại lão Hòa thượng đã được nhều người hưởng ứng. Vì là phương pháp tu hành đơn giản mà hiệu quả, có lợi ích thiết thực cho đời sống con người hiện nay.
Ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo khai mạc Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp.
Cố đại lão Hòa thượng Thích Thông Lạc không tham gia hoạt động trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhưng trong những năm tu hành và hướng dẫn hàng đệ tử tại gia tu tập và hành trì theo Phật đạo của Cố đại lão Hòa thượng, nhiều Phật tử thấy có hiệu quả tích cực và thiết thực nên có nhiều người tin theo. Cho đến nay số người tin theo đã lên tới con số hàng ngàn người ở khắp cả hai miền Nam - Bắc.
Những bài giảng của Cố đại lão đã được đệ tử ghi chép lại và biên soạn thành sách, được Nhà xuất bản Tôn giáo và Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cả trên 30 đầu sách được đông đảo tín đồ Phật tử đón nhận.
Chúng tôi được trực tiếp nghe và nhìn thấy nhiều người đã rèn luyện tu tập tốt đáng phải được cộng đồng quan tâm.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay tình trạng tha hóa về đạo đức và nhân cách của một bộ phận không nhỏ trong xã hội thật đáng báo động làm cho xã hội bất an thì phương pháp tu tập rèn luyện đạo đức nhân cách theo khuôn mẫu nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh của Cố đại lão Hòa thượng như là một phương thuốc tiên dược trị liệu cho căn bệnh trầm kha đang phát triển trong xã hội ngày nay.
Chúng tôi thấy phương pháp tu hành này là một hiện tượng đặc biệt là một trong nhiều Pháp môn tu tập của đạo Phật, vì thế chúng tôi tạm gọi là "Hiện tượng Thích Thông Lạc".
Tuy vậy, trong những năm vừa qua cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng "trái" với phương pháp tu hành "truyền thống"!
Về phía chúng tôi, chúng tôi nhận thấy hiện tượng mới này cần nghiên cứu trao đổi làm rõ để khai thác những giá trị tích cực của nó, để được mọi người trân trọng giữ gìn và phát huy, đồng thời cũng lược bỏ những gì không phù hợp mà lâu nay vướng phải nhất là đã và đang bị những yếu tố tiêu cực từ cơ chế thị trường đã và đang tác động vào đời sống xã hội ta hiện nay.
Hoạt động này là nhằm góp một phần làm cho xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn!
Và, cuộc Tọa đàm khoa học hôm nay chỉ như là một bước dạo đầu cho những cuộc lớn tiếp theo!
Ông Trần Khánh Dư
Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ;
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo.
Một số hình ảnh về Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp
Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp tổ chức ngày 08 tháng 5 năm 2022 tại Nhà xuất bản Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 53, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chủ tọa Tọa đàm khoa học: PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia; ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo (từ phải sang).
Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp được điều hành bởi ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo.
PGS.TS Hoàng Thị Thơ tham luận với chủ đề Tư tưởng Phật học trong sách Linh hồn không có của cố Hòa thượng Thích Thông Lạc (1928-2013).
Thượng tọa Thích Thanh Huân, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam tham luận với chủ đề Giá trị của những lời dạy của Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc trong sứ mệnh phát triển đạo đức thiện pháp cho xã hội hiện đại trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Nhà nghiên cứu Trần Diên Linh tham luận với chủ đề Hòa thượng Thích Thông Lạc với Phật giáo Việt Nam hiện đại.
Tiến sĩ Đinh Viết Lực tham luận với chủ đề Tìm hiểu về "Linh hồn không có".
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia tham luận với chủ đề Vai trò của các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo ở Việt Nam.
Tiến sĩ Đinh Công Vỹ tham luận với chủ đề "Đường về xứ Phật" những điều tâm huyết của Trưởng lão Thích Thông Lạc vận dụng vào cuộc sống hiện nay.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Nhiên tham luận với chủ đề Sự tương đồng giữa triết học và Phật giáo về luật nhân quả theo cách nhìn và lí giải của Trưởng lão Thích Thông Lạc.
Ông Nguyễn Viết Quân tham luận với chủ đề Hiện tượng Trưởng lão Thích Thông Lạc - Và đạo đức "Không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh".
Dật sĩ Mạc Khải Tuân tham luận với chủ đề Đường về xứ Phật với Trưởng lão Thích Thông Lạc.
Bà Hoàng Thị Bích (Liễu Tâm), Trưởng Ban Nghiên cứu Thực hành Giới - Định - Tuệ trong Phật tử tại gia - Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo phát biểu cảm ơn tới các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các tác giả đã làm nên sự thành công của Tọa đàm khoa học: Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp.
Tới dự Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp có các cán bộ của Ban Tôn giáo Chính phủ: Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hà, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Tôn giáo (bên phải); ông Nguyễn Đắc Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Cao Đài (thứ ba, từ phải sang).
Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp nhận được sự quan tâm của các Thành viên Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo về dự, nhà văn Nguyễn Phương Văn, nhà thơ Phạm Bá Vượng, ông Lê Huy Bảo (hàng đầu, từ trái sang).
Bà Hoàng Thị Bích (Liễu Tâm), Trưởng Ban Nghiên cứu Thực hành Giới - Định - Tuệ trong Phật tử tại gia - Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo; Thượng tá Nguyễn Xuân Hưng; nhà báo Vũ Ngọc Ngân Giang; Thạc sĩ, nhà báo Trần Thọ Xương về dự Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp.
Thạc sĩ Lê Thị Thu Hương (Tâm Như), Phó Ban Nghiên cứu Thực hành Giới - Định - Tuệ trong Phật tử tại gia - Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo; bà Nguyễn Thị Tiến Minh; ông Nguyễn Đình Lợi về dự Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp (hàng đầu, từ phải sang).
Thay mặt Ban Tôn giáo Chính phủ, Tiến sĩ Lê Trung Kiên, Phó Chánh Văn phòng gửi lời chúc mừng tới ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo và tặng lẵng hoa tới Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nam Thiên Media gửi lời chúc mừng tới ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo và tặng lẵng hoa tới Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp.
Ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo và bà Lâm Thị Phúc trước giờ khai mạc Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp.
Ghi chú, ảnh: Bình Yên