TRUNG TÂM BẢO TỒN    
DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá Tôn giáo
Menu

Là cờ Phật giáo Thế giới vì đâu mà có?

Ngày: 14:40:24 31/05/2021

Lá cờ Phật giáo chính thức được sử dụng đến nay đã tròn 70 năm mà nguồn gốc của lá cờ là do ông Henry B.Olcott (người Mỹ) vẽ và đã được Phật giáo Thế giới công nhận vào năm 1951. Nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản Tôn giáo xin trích dẫn một vài thông tin về lá cờ Phật giáo Thế giới và người họa lá cờ này từ cuốn sách được in từ những năm 1971 của thế kỷ trước để quý vị hiểu thêm về những sắc màu có trên lá cờ này.

 

Theo quyết định cuộc họp hành chính Phật giáo Thế giới tại Colombo (Thủ đô Sri Lanka) ngày 24 tháng 02 năm 1951, từ nay khắp các nước Phật giáo trên thế giới đều treo cờ của Hội đã định. 26 phái đoàn của 26 nước trên thế giới đã muốn Phật giáo được thống nhất cả về hình thức lẫn tinh thần và xiết chặt liên lạc giữa những hàng con Phật nên đã ấn định đặt ra một lá có Phật giáo Thế giới.

 

Cờ Phật giáo Thế giới ra sao và có ý nghĩa gì?

 

Cờ Phật giáo không như những lá cờ khác, có mang cái tính cách quảng địa, viên dung tất cả. Cờ Phật giáo là tiêu biểu tập trung chân chính các Phật tử trên thế giới, tức là một phần ba nhân loại. Cờ này có ý nghĩa rằng các Phật tử thế giới đều đem tâm vô ngại chắt bỏ ranh giới của từng xứ, bỏ cái thói quen phân biệt địa phương và cùng đoàn kết trong đại gia đình Phật giáo. Cờ Phật giáo đã trình bày có 5 sắc và một sắc tổng hợp.

 

Căn cứ vào Phật pháp giải thích thì 5 sắc là Biệt và sắc hỗn hợp là Tổng. Năm sắc tượng trưng cho năm căn như sau:

 

Sắc xanh: Tượng trưng cho Định căn, vì sắc Xanh có nghĩa Tam muội, là đại không chỉ vào thể tích bao la rộng rãi, vắng lặng trong suốt.

 

Sắc vàng nhạt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Niệm mới sinh Định mà phát Tuệ.

 

Sắc đỏ: Tượng trương cho Tinh tiến căn, tức chỉ vào sự dũng mãnh của đức Đại hùng, Đại lực.

 

Sắc trắng: Tượng trương cho Tín căn, Tín là mẹ đẻ ra các công đức, là nguồn gốc của đạo đức. Cũng như sắc trắng là biểu hiệu sự trong sách cho ta thấy rõ chân tâm.

 

Sắc vàng thẫm: Tượng trưng cho Tuệ căn, vì khi mà nhất niệm tương ứng chùng chân như tính thì Định Tuệ bình đẳng tức thành vô thượng quả. Tuệ là kết tinh của Niệm. Định cũng như vàng thẫm là kết cấu của sắc vàng nhạt.

 

Nếu 5 sắc để tượng trưng cho 5 căn rồi mà còn có phân giới của từng sắc, từng căn thì không bao giờ viên dung, nên có sắc tổng hợp để tượng trưng lý viên dung, vô ngại của đạo Phật.

 

Các sắc trên lá cờ Phật giáo.

 

Lá có Phật giáo có 5 màu là tiêu biểu cho 5 sắc hào quang của Đức Phật. Hào quang của Phật chiếu khắp cả năm châu nói riêng, mười phương thế giới nói chung hóa độ tất cả chúng sinh (5 sắc riêng biệt) đem chúng sinh trở về bản thể thanh tịnh (sắc tổng hợp). Bởi thế nên cờ Phật giáo có 5 màu cũng nói nên ý nghĩa đạo Phật chiếu khắp 5 châu (5 sắc riêng biệt) cảm hóa chúng sinh ở trong 5 châu trở về với đạo Phật (sắc tổng hợp).

 

 

Ai là người họa lá cờ Phật giáo Thế giới?

 

Ông Henry B.Olcott là người đã vẽ lá cờ Phật giáo và đã được Phật giáo Thế giới công nhận, do Đại hội đầu tiên họp ngày 24 tháng 02 năm 1951 tại Colombo (thủ đô Sri Lanka).

 

Ông Olcott là người Mỹ, đến Sri Lanka không những để theo đạo Phật làm một Phật tử mà ông còn làm cho sống lại và cải tổ Phật giáo Sri Lanka nữa. Một công trình hoạt động không biết mệt mỏi của một Phật tử người Mỹ nổi tiếng nhất trong lịch sử. Ông tổ chức các buổi thuyết pháp mít tinh và du hành khắp xứ Sri Lanka, nhiều lần đi bằng xe tuyên truyền do bò kéo.

 

Ông được sự công tác của Giáo hội mà các chức sắc cao cấp đều là những người bạn thân của ông. Nhờ có ông mà Phật giáo vốn là tôn giáo chính của dân chúng Sri Lanka đã lấy lại được sự cường thịnh thời xưa. Ông còn xuất bản kinh Phật lần đầu tiên (chính ông đã soạn cuốn kinh này, sau khi tham khảo với Giáo hội).

 

Ông đã họa một lá cờ Phật giáo gồm các màu sắc của ánh hào quang mà theo tục truyền bao bọc xung quanh bất cứ nơi nào đức Phật đã đi qua.

 

Chính ông đã lấy ngày Phật Đản để lập ra ngày lễ chính của dân chúng Sri Lanka và ngày nay đã được công nhận là ngày lễ toàn quốc.

 

Ông cũng tranh đấu để sự giảng dạy Phật giáo được chính thức công nhận, để xây cất các trường làng và các giảng đường, để đem Phật giáo Nam tông ở Nam Á châu xích lại cần với Phật giáo Bắc tông ở Bắc Á châu, nhất là ở Nhật Bản. Ông sang Nhật Bản hai lần về việc này, và ông đã thành công kết họp hai môn phái Phật giáo, sau một thời kỳ chia rẽ lâu ngót 2.000 năm.

 

Bản tường trình kiểm tra những thành quả năm 1901, có ghi những câu "Trong mấy năm gần đây, nhờ có Đại tá Olcott mà cộng đồng Phật giáo đã tỉnh dậy sau giấc ngủ triền miên và đã tiến bước mạnh mẽ trên con đường phổ biến giáo lý".

 

Ông Hakkaduwe Sumangkla, một bạn cũ là người nhiệt tình ủng hộ ông, đã vì công việc của ông làm ở Sri Lanka như công việc của một "Asoka thứ hai" (Vua A Dục ở Ấn Độ).

 

Vì ông Olcott là người có công với Phật giáo Sri Lanka như thế, nên năm 1880 ông đến Sri Lanka được dân chúng đón tiếp rất linh đình. Đằng sau đám rước linh đình, âm nhạc du dương, xóm làng trang hoàng nhà cửa, các bài ca chào mừng và đạo binh kỵ mã phòng vệ theo hầu.

 

Ông Olcott thuật lại sau đây: "Dân chúng đã nhiệt thành đón tiếp, nhà hình như họ cũng không biết làm gì trọng thể hơn được nữa đối với chúng tôi. Chúng tôi là những người da trắng đầu tiên đi tiên phong bảo vệ tôn giáo họ, đề cao sự Chân Thiện Mỹ của tôn giáo họ, chống lại các nhà truyền giáo, các tôn giáo khác, cùng những kẻ thù nghịch phỉ bán tôn giáo họ. Đây là những điều làm tâm trí họ phải xao xuyến và tâm can họ bồi hồi cảm động. Tôi hình như đã dùng những ngôn ngữ quá khoe khoang, nhưng trên thực tế, nó còn kém xa sự thực".

 

Khi ông Olcott qua đời, đài hỏa thiêu thi hài ông bằng gỗ trầm, được phủ lá quốc kỳ Hợp chủng quốc và cờ Phật giáo do ông đã họa kiểu trước đây.

 

Một bức tượng ông Olcott được dựng trước ga xe lửa Thủ đô Colombo ngay trên con đường mang tên ông.

 

Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo

Các bài viết khác