TRUNG TÂM BẢO TỒN    
DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá Tôn giáo
Menu

Tôn giáo nơi khởi nguồn và lưu giữ văn hóa đạo đức-Sự cấp thiết của việc Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo

Ngày: 18:46:13 26/12/2015

Thời gian gần chúng ta nhất điển hình là hai hiện tượng Đức Trần Hưng Đạo vào thế kỷ thứ XIII và Đức Chúa Mẫu Liễu Hạch thế kỷ thứ XV đầy uy quyền và có sự ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tâm linh của nhân dân ta. Trong dân gian lưu truyền câu “Tháng tám giỗ cha tháng ba giỗ mẹ” là hai ngày giỗ của hai Đức Thánh nói trên và trở thành những ngày lễ hội rất lớn hiện nay.

I. Tôn giáo nơi khởi nguồn và lưu giữ văn hóa đạo đức.

Từ thuở bình minh sơ khai của loài người, cuộc sống dựa vào săn bắt hái lượm, phó mặc sinh mạng vào tự nhiên, sống dựa vào tự nhiên một cách hoàn toàn thụ động. Trong đời sống khi bất chợt nhận ra một hiện tượng bất thường nào đó của tự nhiên. Do suy nghĩ còn mông muội nên không hiểu được nguyên nhân tại sao, thì đầu óc họ đã mơ hồ hình dung ra một bóng dáng siêu nhiên nào đó. Dần dần họ đã dùng những ý nghĩ đấy để giải thích các hiện tượng của tự nhiên. Mầm mống tín ngưỡng của tôn giáo được hình thành.

Con người ngày càng phát triển thì xuất hiện những người có đầu óc giàu sự tưởng tượng lại thêm có ảnh hưởng lớn với cộng đồng. Họ đã làm phong phú thêm và hệ thống sâu chuỗi lại rồi dẫn dắt cộng đồng của mình theo ý tưởng đó và hình thành nên các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau sau này. Bên cạnh đó thì trong suốt quá trình vận động của cuộc sống lại tiếp tục phát sinh ra các hiện tượng mới lạ khác, trong cả ngay đời sống xã hội. Có khi đó chỉ là một sự trùng lặp ngẫu nhiên mà thôi, nhưng người ta vẫn quy nạp và cho đó là hiện tượng thần bí của thần linh. Thậm chí cho đến ngay cả thời kỳ chế độ phong kiến con người đã phát triển ở trình độ khá cao nhưng không ít trường hợp người ta vẫn quy nạp và dùng tín ngưỡng thần linh để giải thích các sự việc xảy ra trong đời sống xã hội. Ví dụ như các nhân tài kiệt suất, các tướng lĩnh anh hùng hay một người có lòng từ bi bác ái giúp đỡ dân lành thì người dân coi đó là các vị Thần mà Thượng Đế sai xuống Trần gian đầu thai làm người để giúp dân. Sau khi những người này chết đi về thể xác thì trở thành các vị Thánh thần được ở một cảnh giới cao hơn, uy linh cao hơn vẫn tạo phúc cho dân lành và trừng trị kẻ bất lương. Vì thế mà được nhân dân tôn kính thờ phụng, điều này hình thành lên tín ngưỡng địa phương. Như ở nước ta và thời gian gần chúng ta nhất điển hình là hai hiện tượng Đức Trần Hưng Đạo vào thế kỷ thứ XIII và Đức Chúa Mẫu Liễu Hạch thế kỷ thứ XV đầy uy quyền và có sự ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tâm linh của nhân dân ta. Trong dân gian lưu truyền câu “Tháng tám giỗ cha tháng ba giỗ mẹ” là hai ngày giỗ của hai Đức Thánh nói trên và trở thành những ngày lễ hội rất lớn hiện nay. Ngay từ thuở còn mông muội người ta đã tin là có Thần Rừng và niềm tin ấy vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đó là sự biết ơn với rừng nơi đã đem nguồn sống và nơi trú ngụ cho con người lúc bấy giờ. Cho đến sau này cuộc sống phát triển, canh tác lao động đã chủ động phần nhiều, nhưng người ta vẫn quan niệm được mùa là do trời ban cho mưa thuận gió hòa, cá tôm đầy sông thì phải biết ơn trời đất và các vị thần linh cai quản các công việc của tự nhiên. Con người đem những sản vật quý gia mình có được, cung kính dâng lên cúng tế trời đất và các thần linh. Vậy là trong tôn giáo đã sản sinh ra đạo đức văn hóa biết ơn, lễ nghĩa được hình thành. Sau này các nhà giáo dục thế tục đã đem điều nay truyền bá dậy dỗ cho các môn sinh đệ tử của mình. Ví như nhà hiền triết Thường Tung (Cổ Đại Trung Hoa). Khi ốm sắp chết học trò đến thăm và hỏi Thày “Thày có còn gì căn dặn chúng con nữa không” Thường Tung đáp: “Có câu đi qua cây cao thì phải ngả mũ, qua miếu đường thì phải bước giảo, các con có hiểu ý nghĩa là thế nào không?”. Trò đáp: Thưa thày “Đó có phải là sự kính cẩn biết ơn các vị tiền nhân không ạ” Thường Tung đáp: “Đúng rồi”. Hay câu trong dân gian gọi những kẻ bất lương là quân “Vô đạo”.

Cũng xuất phát từ sự tôn kính và biết ơn sâu sắc đối với các thần linh và các bậc tiền nhân có công lao lớn mà con người đã dành tình cảm sâu sắc nhất, trân trọng nhất với trí tưởng tượng phong phú của mình đã tạt nên những pho tượng thần tuyệt phẩm. Đồng thời người ta đã góp công góp của, trí tuệ một cách tự nguyện để xây dựng nên những nơi thờ tự thật nghiêm trang và trang điểm nơi thờ tự những hoa văn hoạt tiết. Mô phỏng đời sống và uy quyền của thần linh theo trí tưởng tượng phong phú của cộng đồng. Đã tạo nên những công trình kiến trúc kỳ vĩ. Vậy là chính trong Tôn giáo tín ngưỡng đã sản sinh ra hội họa, điều khắc và kiến trúc.

Trong Tôn giáo và tín ngưỡng người ta tin rằng giữa Thần linh và con người có một mối liên hệ vô hình, mọi hoạt động, suy nghĩ và cách hành sử của mỗi con người Thần linh đều biết. Từ đó mà có dáng họa hay tạo phúc một quan niệm “Báo ứng nhân quả ra đời” quan niệm này không thuần thúy chỉ là tâm linh mà còn mang tính khoa học trong đó đúng với tất cả mọi lĩnh vực mọi thời đại. Điều đó đã trở thành câu thành ngữ răn dậy đạo đức nhân sinh. Chính vì niềm tin ấy mà con người đã kính cẩn nhận lỗi “Sám hối” và cầu nguyện các đấng Thần linh tha thứ mỗi khi gặp bất chắc gì trong cuộc sống. Vì họ cho rằng trước đó mình đã có một lầm lỗi gì đấy. Đó là tinh thần văn hóa tự phê bình kiểm điểm và sửa mình, điều này rất có ích cho xã hội. Việc làm này có thể gọi là văn hóa hoàn lương. Cũng chính từ niềm tin ấy con người tin rằng sống lương thiện làm nhiều việc tốt với đồng loại thì sẽ được Thần linh ban phúc. Khi chết thì được Thần linh cho về sống ở một cảnh giới hoan lạc. Điều này không chỉ là khuyến thiện mà nó còn có tính nhân đạo, tạo nên sự lạc quan thanh thản, không hoảng sợ trước quy luật sinh tử của tạo hóa. Cũng có quan điểm cho rằng con người không có tôn giáo tín ngưỡng “Vô đạo” không có một Đức tin thì rất nguy hại cho đời sống xã hội. Quan điểm này đưa ra lý giải đó là: Trong xã hội giả sử có những kẻ mang tâm tính bạo lực, ngông cuồng ngay cả pháp luật cũng sẵn sàng vi phạm. Nếu như không có tôn giáo để chế ngự, ngăn ngừa thì kẻ đó sẽ gây tai họa cho xã hội biết đến chừng nào và kẻ đó còn biết sợ ai nữa? Ấy vậy mà họ sợ Thần linh, sợ một uy lực siêu nhiên bởi thông thường con người ta không sợ những gì nhìn thấy, sờ thấy nhưng lại hoang mang bị ám ảnh bởi những bóng hình không nhìn thấy. Mà đã không nhìn thấy thì kẻ ấy biết thế nào mà đối phó. Vậy nên tôn giáo là liệu pháp phòng, Tôn giáo ngăn ngừa ngay khi những mầm mống bất lương xuất hiện trong đầu óc của con người nào đó. Còn pháp luật là trị những cái đã xảy ra mà thôi thì nó cũng đã để lại một hậu quả không tốt nào đó.

Các nhà nghiên cứu KH-XH cho rằng đời sống lao động đã sáng tạo nên một nền văn học của con người. Nhưng theo thiển ý của tôi thì mầm mống văn học của nó đã có ở từ những lời cầu khấn đầu tiên của con người trước các đấng Thần linh.

Tóm lại tín ngưỡng và tôn giáo là nơi khởi nguồn và gìn giữ, dung dưỡng nền văn hóa đạo đức của loài người mà có đạo đức văn hóa thì mới gọi là “người”. Bởi thế cho nên ngày nay khoa học công nghệ phát triển đến chóng mặt, người ta lên đến sao hỏa, sao kim, cung trăng hay bảy, tám, chín tầng mây cũng chẳng thấy Hằng Nga, Chú Cuội đâu cả. Ấy vậy mà các tôn giáo tín ngưỡng vẫn tồn tại sừng sững nguyên giá trị. Có thể khẳng định là vĩnh hằng.

II. Tính cấp thiết của việc bảo tồn và phát huy các di sản đạo đức của tôn giáo tín ngưỡng.

Ngoài những ảnh hưởng của thời kỳ Pháp thuộc, tình hình Tôn giáo tín ngưỡng của chúng ta có những biến động xáo trộn. Có những tôn giáo được thế lực chính trị hỗ trợ mở rộng ảnh hưởng, có những tôn giáo tín ngường thì bị hạn chế hoặc lâm vào suy thoái. Bước sang giai đoạn những năm từ giữa thế kỷ XX đất nước ta đã chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài. Bom đạn vô tình, đã tàn phá không biết bao những nơi thờ tự, những công trình tâm linh có gia trị về kiến trúc và lịch sử. Đó là điều đáng tiếc cho khách quan mang lại nhưng điều đau sót nhất là sự tàn phá tôn giáo tín ngưỡng ấy lại do chính ý trí chủ quan của con người mang lại. Do ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa vô Thần nên đã ứng xử một cách cực đoan với tôn giáo tín ngưỡng. Người ta cho rằng Tôn giáo là phản khoa học, là lừa bịp, là ru ngủ dân chúng và đều bị đánh đồng là mê tín dị đoan cần phải phá bỏ. Thậm chí coi việc triệt hạ các cơ sở thờ tự Tôn Giáo tín ngưỡng là một thành tích. Các cơ sở thờ tự bị tịch thu không dỡ bỏ thì cũng sử dụng vào các mục đích khác như sân kho, cửa hàng mua bán, chợ búa,…

Vì vậy thời kỳ ấy có những địa phương không một cơ sở thờ tự nào còn tồn tại. Đó là một sự tàn phá lịch sử, tàn phá đạo đức văn hóa. Họ không biết rằng đã tự tay đào phá nền móng ngôi nhà xã hội mình đang ở để nuôi mộng xây dựng một nền văn hóa mang tính ảo vọng. Một sự hủy hoại để lại di hại nặng nề, lâu dài về mọi mặt cho xã hội và là một nguyên nhân không nhỏ trong các nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội chúng ta ngày nay. Từ việc không có một nền tảng đạo đức vững chắc nên đã không có sức đề kháng trước những tiêu cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới mang lại. Sự băng hoại đạo đức xã hội đã làm cho toàn xã hội thực sự lo ngại. Con người ngày càng dấn sâu vào “Tham Sân Si” sống vô cảm, thiếu sự nhân ái, manh động, bạo liệt. Chỉ cần một cuộc tình không thành, một va chạm thông thường cũng có thể ra tay sát hại lẫn nhau. Thậm chí là rất tàn khốc. Gây tâm lí hoang mang bất an cho toàn xã hội. Nói theo thuật ngữ hiện đại thì đó là sự xuống cấp “Trạm đáy” của đạo đức xã hội.

Còn về mặt kinh tế, thử hỏi rằng; các công trình kiến trúc cổ trong đó có cả kiến trúc của tôn giáo mà còn tồn tại, thì sẽ là điểm đến cho du khách nước ngoai thăm quan. Ngoài việc đem lại nguồn thu ngoại tệ từ các hoạt động du lịch thì các du khách trong đó có cả các nhà đầu tư kinh tế thấy được và kính trọng một nền văn hóa lịch sử nước ta. Từ đó người ta nhận thấy sự hài hòa bền vững của xã hội, tạo niềm tin, sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn kinh tế tại Việt Nam chúng ta.

Một điều đáng lo ngại nữa là những cơ sở thờ tự còn lại phần thì do thời gian đã lâu, phần thì không có kinh phí đề bảo trì thường xuyên nên có nhiều nơi đã bị xuống cấp rất trầm trọng. Ngày nay nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi đáng kể, xã hội và các nhà quản lí đất nước đã có nhìn nhận tích cực hơn về Tôn giáo Tín ngưỡng. Nhà nước tạo thuận lợi cho các Tôn giáo tín ngưỡng có điều kiện khôi phục, sửa sang lại các công trình kiến trúc tâm linh. Cùng với sự hữu tâm đóng góp của các tín đồ, các thành phần trong xã hội. Nhiều nơi, nhiều tôn giáo đã có điều kiện xây dựng, trùng tu, khôi phục lại các cơ sở thờ tự của tôn giáo mình. Nhưng phần do thiếu hiểu biết về văn hóa tôn giáo, phần thì vì trục lợi cá nhân nên thay vì xây dựng, trùng tu để giữ lại giá trị lịch sử của công trình hoặc theo hình thức truyền thống đặc thù của từng tôn giáo. Thì lại đạp bỏ làm mới hoàn toàn bằng các vật liệu hiện đại với hình thức lai căng lập dị phi truyền thống của tôn giáo tín ngưỡng. Chính việc làm này cũng là cách phá hoại thêm những di tích tôn giáo còn lại vốn đã ít ỏi.

Từ những nguyên nhân thực tế trên và lợi ích của giá trị đạo đức tôn giáo đối với xã hội. Đã đến lúc xã hội đòi hỏi cần phải có giải pháp nào đó để vãn hồi lại đạo đức xã hội. Thì việc gìn giữ phát huy các giá trị đạo đức văn hóa của Tôn giáo tín ngưỡng là một trong những giải pháp quan trọng bên cạnh những giải pháp khác. Trong khi cùng với sự phát triển kinh tế đất nước với nhiệt độ của đời sống công nghiệp áp lực ngày càng cao. Thì nhu cầu tâm linh của con người càng phát triển là chỗ dựa tinh thần của mỗi người, trong khi bức tranh về tôn giáo của nước ta còn nhiều bất cập, nhiều lệch lạc so với trân giá trị đích thực của tôn giáo tín ngưỡng. Hiện nay đang lạm phát về hoạt động tôn giáo và không ít người khoác trên mình chiếc áo Tôn giáo để kiếm ăn và các lợi ích phàm tục khác làm mất đi tính thiêng liêng, trân giá trị cao cả của Tôn giáo tín ngưỡng. Thì việc có một “Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tôn giáo Việt Nam” ra đời như một sản phảm tất yếu trước đòi hỏi của xã hội. Kết nối các thành phần trong xã hội, quan tâm đến văn hóa tôn giáo cùng tham gia ủng hộ việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức của Tôn giáo tín ngưỡng. Để tôn giáo tín ngưỡng phát triển theo đúng trân giá trị đích thực phục vụ đời sống tâm linh con người. Góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam lành mạnh, nhân ái đạm đà bản sắc dân tộc như chủ chương của nhà nước đã đề ra.

Trần Diên Linh.

Các bài viết khác