TRUNG TÂM BẢO TỒN    
DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá Tôn giáo
Menu

Sơ lược về lịch sử làng Đào Lãng

Ngày: 14:50:16 05/10/2020

Nói về làng Đào Lãng không thể không nhắc đến sông Hát. Sông có tự cổ, nó tồn tại cùng trời đất với Đại giang (tức sông Hồng, sông Quai Vạc (Đỉnh Nhĩ) đều chảy ra biển, chỉ có nước trong, nước đục. Trong cũng rất hay, mà đục cũng rất tốt, đều có tác dụng nuôi sống con người, từ thuở rất xa xưa. Ăn ở vui vẻ cùng nhau, chung vai gánh vác, tiến lên dẹp hết bọn cường bạo.

Giữ gìn địa phận có sao Dực, sao Chẩn soi rọi đường đi, lối về không hề lẫn lộn. Con người ở mảnh đất Đào Lãng khuyên dạy con cháu bền lòng học tập, cấy cầy; xây dựng những nét thuần phong mỹ tục.

Đồng thời có truyền thống không chịu cúi đầu làm nô lệ. Ví như thời "Ngô bên Tầu sang xâm lược đô hộ thì phá tán" (giặc Ngô tàn hại), chúng muốn đồng hóa dân tộc ta bằng cách "sát phu, hiếp phụ" (giết chồng, hiếp vợ) để phát triển dòng giống của chúng và bằng nhiều hình thức dã man khác mà như lời cụ Nguyễn Trãi kể tội chúng:

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống hầm oan nghiệt"

Hay dân gian còn truyền lại câu ca:

"Ai làm nên nỗi nước này

Bỏ con vào cối lấy chày mà đâm"

Chúng cũng bảo chị em nếu không cho con vào cối mà giã chết đi thì bản thân cũng phải chết như thế!

Tại vùng này, bên bờ phải sông (con sông này nay gọi là sông Sắt) - vì có việc khai thác quặng sắt ở Thượng Động, huyện Kim Xuyên (tức đất Phong Doanh sau này), tại An Hạ có ông đội Nhưng, ông Nguyễn Văn Suy, Lê Quốc Bảo; tại Đồi Trung có ông Trúc Trầm, Tiêu Đạt; An Trung có ông Bùi Cao Nỗ, Bùi Đại Đao, đã lên lập căn cứ ở Trúc Bộc sơn (núi Đùng) thuộc xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam để theo tướng Ngô Chí Huyền ở núi Cõi (thuộc xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để chống giặc Minh.

Quý vị đại biểu, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các tác giả cùng hậu duệ của Hoàng giáp tại Hội thảo khoa học: Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành.

Tại Đồi Tam, Đồi Tây, Hùng Nhuệ (xưa cũng thuộc Đào Lãng) có ông Đinh Tiến Nông theo ông Bùi Hoằng Tuế, cùng một số người ở các xóm lân cận lên vùng núi An Lão (thuộc xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) để theo ông Bùi Ngọc Oánh vào cửa Thần Phù rồi chia lẻ sang đất bắc… Thời Hậu Lê có Lê Văn Đồng, Vũ Văn Tân (em trai Tri phủ Nghĩa Hưng, Vũ Văn Bình) cùng 20 người đem thân nhân đi theo Trần Tế An, Phạm Văn Ngọc lên trấn thủ ở Vân Đồn, Quảng Ninh khi giải ngũ thì về lò xứ Móng Cái…

Cả vùng Đào Lãng tục cổ thờ ba anh em Thánh tổ Tản Viên là: Nguyễn Tuấn, Nguyễn Sùng, Nguyễn Hiển.

Họ Phạm nhà ông Phạm Đạo Phú, Phạm Đạo Bảo thời Lê Thánh Tông là dòng dõi xa đời của Phạm Phủ Tài, là cha nuôi của Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng khi đang ở Hưng Thịnh (nay là xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định), thời Lê sơ bị liên quan đến con cháu cụ Nguyễn Trãi nên dời về lánh nạn ở Đồi Khê (Đào Lãng sau này).

Như vậy Đào Khê, Đồi Khê, theo "Nghĩa Hưng chí" của Lê Huy Phan, là quan Tri phủ đời Tự Đức thì cái tên Đào Lãng từ đời Lê sơ trở về sau mới có, còn Đào Khê, Đồi Khê thời bấy giờ là huyện Đại Loan (Loan có nghĩa là cửa sông, cửa biển to lớn, nhiều thuyền bè có thể ẩn mưa gió tại vùng nước sâu). Ngày ấy từ sông Đáy có một dòng nước chảy vào chia vùng đất này thành hai huyện là: huyện Kim Xuyên và huyện Đại Loan (huyện Kim Xuyên và huyện Đại Loan sau là phủ Đại An. Khu đất của huyện Kim Xuyên là Vọng Doanh, Phong Doanh thời gần đây). Huyện Kim Xuyên chỗ Yên Quang, Yên Phú thuộc huyện Ý Yên ngày nay, xưa là đất của Đào Sư Tích (1350-1396), ông đỗ Trạng nguyên năm Long Khánh thứ 2 (1374) mở trước khi đi xứ Bắc.

Vào thời Tôn Sỹ Nghị lưu thủ ở Thăng Long, đã xảy ra một trận đánh lớn, do tướng Vũ Huy Trác, Đinh Toàn Thông trấn giữ, kho thóc Phong Lâm (thị trấn Ý Yên, Nam Định hiện nay và kho thóc Vị Hoàng (nội thành Nam Định, tỉnh Nam Định) đều bị mất cả, hai vị này đã cùng với Vũ Duy Tân, Trần Duy Bính người Đào Lãng chạy về vùng Áng Sơn, Ninh Bình tạm lánh.

Đại diện lãnh đạo Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tặng hoa chúc mừng đến Ban Tổ chức Hội thảo khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành ngày 12/7/2020.

Nhưng tên Đào Lãng chỉ tồn tại, đến khi dân theo Cụ Tổ Trần Hữu Thành về phía Nam cư trú thì mảnh đất này đã trở thành thôn Đồi Hạ mà phụ thuộc vào với xã Đồi Trung. Dân xã Đông Ba nống ra ở phía Đông cầy cấy làm ăn.

Nhân dân Đào Lãng thì về cư ngụ ở Phù Sa, lập nên các xóm Đông Ba, rồi lại ra vùng có đông người buôn bán ở vùng Cống Chanh (tên cổ là Đăng Phụ, Chanh Phụ, Bát Chanh).

Có thể định điểm rằng chỗ có hai cái Thạp gốm thời Trần, chỗ phía Tây xóm Đông La Ngạn hiện nay, khu phía Bắc đình thôn Cốc Dương vẫn là đất của làng Đào Lãng.

Vùng Đào Lạng xưa phía Bắc lên giáp Tiên quán của bà Thánh Mẫu họ Phạm (tên huý Tiên Nga) là nơi Lệ sở của phủ Nghĩa Hưng cũ, nhưng mọi việc đã gắn với sự hưng vong của quốc gia, nên thời Lê mạt lệ sở của phủ Nghĩa Hưng cũ đã chuyển ra Cống Chanh; ra Gôi thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, phân phủ, đặt cơ quan quản trị. Đến thời Nguyễn thì xuống vùng Đống Cao (thuộc xã Yên Lộc huyện Ý Yên, Nam Định) và đối ngạn Hoàng Nam cư trú phòng vệ (Sau khi tướng Phạm Văn Nghị thất trận Phù Sa) thì cơ quan này đã bành trướng và thành một vừng có nhiều bọn tạo phản giúp Tây quan sát). Tướng Nguyễn Hữu Thảo đã nói với vợ con: Quan Phủ cái gì? cái đồ chó giữ nhà thì ta phải tìm lối mà rút…

Tại phà Đống Cao trong cuộc điền dã vào ngày 04/06/2020 để sang bờ bên kia là xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nơi có Đền Quan Nghè mà dân thường gọi ở làng Đào Lạng.

Tên Đào Lãng đã không còn, các di tích cổ bị bọn ngoại lai phá phách. Con người bị việc lo ăn, lo mặc hàng ngày cuốn hút. Mọi sự ảnh hưởng của thế cuộc đã dần xóa sạch những nét xưa cũ mà tiền nhân đã dầy công xây dựng.

Xin đem bài thơ của ông Vũ Huy Trác nói về Tổ Trần Hữu Thành trong tập sách "Nhật hành tuỳ ngộ chí" (sách lưu giữ tại nơi thờ họ Vũ, do Vũ Ngọc Thúy trông coi tại thôn Lộng Điền, xã Nghĩa Đồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) để kết thúc bài viết này.

Lúc này ông Vũ về thăm lại cảnh cũ người thân, tháng 11 năm 1784 (năm Giáp Thìn, trước khi chống nhau với quân phương Bắc). Tức là 150 năm sau ngày mất của cụ Trần Hữu Thành, ông nhớ lại công lao của Tổ Trần Hữu Thành đã tổ chức khẩn hoang, quy hoạch thành làng xã cho dân chúng đến cư ngụ làm ăn, đồng thời Tổ còn dầy công nghiên cứu tìm ra những bài thuốc, những dược liệu quý giúp dân chúng tự chữa bệnh, cứu người, mà có bài thơ cảm thán như sau:

Bài thơ bằng chữ Nho: 訪濤浪故人詩

我今老喜欲何爲

濤邑今朝限有期

陳主木前惟墓所

傘圓庭里滿花飛

墾田舊事誰人問

孤酒厨中己已離

菊敬多才防治病

宗思新歲寓春詩

Phiên âm: PHỎNG ĐÀO LÃNG CỐ NHÂN THI

Ngã kim lão hỷ dục hà vi,

Đào ấp kim triêu hạn hữu kỳ.

Trần chủ mộc tiền duy mộ sở,

Tản Viên đình lý mãn hoa phi,

Khẩn điền cựu sự thùy nhân vấn,

Cô tửu trù trung kỷ dĩ ly,

Cúc kính đa tài phòng trị bệnh,

Tông tư tân tuế ngụ Xuân thi

Dịch thơ: THĂM LẠI CỐ NHÂN Ở ĐẤT ĐÀO LÃNG

Già rồi thôi cũng chẳng đi đâu

Trở lại thôn Đào gặp gỡ nhau,

Trần Chủ mộ xưa còn phía trước,

Tản Viên hoa rụng lấp sân sau,

Khẩn khoang việc cũ ai mà nhắc,

Mua rượu người nào nỡ vắng lâu,

Trồng Cúc cho nhiều đem chữa bệnh,

Thơ xuân năm mới đọc canh đầu.

(Ông Vũ nhớ đến công lao của Tổ Trần Hữu Thành đã tổ chức khai hoang lấn biển lập nên 9 xã tại phủ Nghĩa Hưng nên ông tôn Tổ là TRẦN CHỦ. Ông cũng hoài niệm chuyện xưa và "cái Chuyện xưa" này đã cách lúc bấy giờ đến vài thế kỷ, nên giờ đây chỉ còn ngôi mộ xưa nằm ở phía trước (Trần Chủ mộ xưa còn phía trước); Và "Việc khẩn hoang đã cũ, lâu lắm rồi ai mà nhắc đến nữa (Khẩn hoang việc cũ ai mà nhắc).

Địa danh Đào Lãng ở xã Yên Đồng (huyện Ý Yên) không còn nữa, công chuyện Khẩn hoang lấn biển, lập Ấp, lập Làng, lập Xã cũng chẳng còn ai nhắc đến nữa. Duy chỉ còn ngôi mộ Tổ nằm ở cánh đồng Triều Lộc, xã Yên Đồng (nay thuộc về xã Yên Thắng) là còn đó, và còn Ban thờ Tổ ở ngôi đền làng An Hạ, xã Yên Đồng, và Đền thờ Tổ ở thôn Đào Lạng, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng và trong Tâm khảm của dân vùng này là còn mãi mãi với thời gian!

Dương Văn Hòe, Nhà Nghiên cứu

Các bài viết khác