Chúng tôi xin được tóm lược lại một số ý kiến mà chúng ta đã trình bày, phản biện và trao đổi trong 4 giờ qua như sau:
Một là, Chúng ta đã thống nhất đây là một đề tài mới và khó vì bàn đến một nhân vật, một nhà tu hành đang có những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Hai là, Nhân vật và sự kiện diễn ra ở một phạm vi hẹp, tiếng vang và ảnh hưởng chưa được rộng rãi, thậm chí nhiều nhà nghiên cứu chưa từng được nghe hoặc biết đến.
Ba là, Những hoạt động truyền bá đạo pháp của nhân vật chưa được truyền thông rộng rãi, chỉ mới gói gọn trong sự rỉ tai của những người hâm mộ nhân vật. Tuy vậy, chúng ta cũng thấy một điều hiển nhiên rằng, tầm ảnh hưởng của nhân vật ngày một lớn và khá mạnh.
Qua trao đổi thẳng thắn, khách quan chúng ta thấy rõ vấn đề:
1. Những đệ tử của cố Đại lão Hòa thượng Thích Thông Lạc phần nhiều là những người trẻ và thuộc giới trí thức. Có lẽ chính Hòa thượng là một trí thức, một vị sư trí thức như có vị lãnh đạo của tỉnh đã từng ca ngợi.
Thực sự, cố Hòa thượng cũng đã từng học Đại học Văn khoa Sài Gòn, Viện Phật học Vạn Hạnh Sài Gòn.
Có phương pháp tu hành khá hiệu quả với phương châm “nhân bản - nhân quả”. Có nếp sống thanh đạm, giản dị, thanh cao. Hòa thượng đã nhanh chóng thu hút được nhiều người tin theo.
Không làm khổ mình, khổ người, không làm khổ chúng sinh.
2. Cụ cũng là người thẳng thắn, khảng khái, không ngại va chạm. Thẳng thắn phê bình bác bỏ những cách tu không đúng chính pháp tạo dựng ra những lề thói không phù hợp nhằm thu hút tiền của của bá tánh.
Việc làm này coi như cụ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng xã hội, cảnh tỉnh mọi người phải quay về với bản ngã, với chính đạo!
3. Bản thân cố Đại lão là một tấm gương trong sáng về sự giản dị, thanh đạm thực hiện “nhất nhật nhất thực” (mỗi ngày chỉ ăn một bữa đúng Ngọ) nhưng rèn luyện thân tâm tứ đại kiên cố, tuổi cao vẫn minh mẫn sáng láng (như Đại lão Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Trí Quảng, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã từng phát biểu.
Trong khi không ít chức sắc chỉ biết hưởng thụ, cầu mong hưởng thụ và sự cúng dàng của bá tánh, sử dụng những vật dụng sang trọng đắt tiền, đi lại bằng phương tiện hiện đại. Trong khi đó, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thông Lạc đi lại, vận chuyển bằng đôi chân trần, y phục vải thô, giường nằm chỉ là phiến đá, không chăn ga gối đệm, không điều hòa… Cụ khuyến hóa đệ tử không thực hành các lễ nghi rườm rà trong tất cả các lễ tiết, không hương, hoa, lễ vật, không một nén nhang, không một bông hoa, chỉ bằng tấm lòng thành kính với cái tâm.
Tất cả mọi người đến với cố Đại lão đều hướng về bằng cái tâm trong sáng.
Hội nghị cũng nhất trí đây là một nhân cách đặc biệt - Thích Thông Lạc, cần phải nghiên cứu sâu thêm và quảng bá rộng rãi trong cộng đồng xã hội, góp phần làm trong sáng đạo Phật Việt Nam./.
Các bài viết và các tác giả trong cuốn sách Trưởng lão Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp (1928-2013), Nhà xuất bản Tôn giáo, 2013.
1. Lời đầu sách.
2. Ông Trần Khánh Dư, Báo cáo đề dẫn.
3. Ông Bùi Văn Khiêm, Một số hình ảnh về Tọa đàm khoa học Hòa thượng Thích Thông Lạc - Cuộc đời và đạo nghiệp.
4. Một số hình ảnh hoạt động của Trưởng lão Thích Thông Lạc.
5. Một số hình ảnh hoạt động của Ban Nghiên cứu thực hành Giới - Định - Tuệ trong Phật tử tại gia - Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo.
6. PGS.TS Hoàng Thị Thơ, Tư tưởng Phật học trong sách Linh hồn không có của cố Hòa thượng Thích Thông Lạc (1928-2013).
7. Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hà, Tư tưởng Phật học “trở về nguồn” và phương thức hành đạo của Trưởng lão Thích Thông Lạc.
8. Nhà nghiên cứu Trần Diên Linh, Hòa thượng Thích Thông Lạc với Phật giáo Việt Nam hiện đại.
9. Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, Trưởng lão Thích Thông Lạc người tu để “Sống không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh”.
10. Thượng tọa Tiến sĩ Thích Thanh Huân, Giá trị của những lời dạy của Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc trong sứ mệnh phát triển đạo đức thiện pháp cho xã hội hiện đại trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
11. Thạc sĩ Đại đức Thích Thiện Thông, Đôi nét về cuộc đời hoằng pháp của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thông Lạc.
12. Thượng tá, KS Nguyễn Xuân Hưng, Ý nghĩa thực hành đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo trong đời sống xã hội.
13. Tiến sĩ Đinh Công Vỹ, “Đường về xứ Phật” những điều tâm huyết của Trưởng lão Thích Thông Lạc vận dụng vào cuộc sống hiện nay.
14. PGS.TS Đặng Văn Bài, Vai trò của các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo ở Việt Nam.
15. Thạc sĩ Lê Thị Thu Hương, Đức hiếu sinh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các pháp thực hành của Phật giáo và chuyển hóa mọi khổ đau trong đời sống con người.
16. PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, Đường về xứ Phật - Tìm về thực tại.
17. Ông Nguyễn Viết Quân, Trưởng lão Thích Thông Lạc - Và đạo đức “Không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh”.
18. Dật sĩ Mạc Khải Tuân, Đường về xứ Phật với Trưởng lão Thích Thông Lạc.
19. Tiến sĩ Trương Sỹ Hùng, Hòa thượng Thích Thông Lạc - một hiện tượng tri thức Phật giáo Việt Nam hiện đại.
20. Nhà văn Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Một sự tiếp nối quý giá truyền thống Phật giáo tích cực ở Việt Nam.
21. GS.TS Hoàng Chí Bảo, Thực hành đạo đức Phật giáo và đạo đức Hồ Chí Minh để thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
22. PGS.TS Bế Hồng Thu, Ý nghĩa của việc thực hành đạo đức Phật giáo đối với người làm việc trong lĩnh vực y tế bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
23. Tiến sĩ Nguyễn Duy Nhiên, Sự tương đồng giữa triết học và Phật giáo về luật nhân quả theo cách nhìn và lí giải của Trưởng lão Thích Thông Lạc.
24. Bà Phạm Thị Minh Thu, “Mùa Xuân vĩnh cửu” cho những người con Phật niềm tin và ước nguyện.
25. Thiếu úy Nguyễn Thành Lộc, Thực hành đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo trong đời sống gia đình và xã hội.
26. Ông Lê Ngọc Quyết, Người bình thường nhưng rất đỗi phi thường.
27. Ông Nguyễn Trọng Hùng Ca, Cuộc đời tôi đã hoàn toàn thay đổi khi gặp được chánh pháp của Phật do Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc dựng lại.
28. Ông Lê Huy Bảo, Đôi điều tâm niệm về pháp tu của cố Đại lão Hòa thượng Trưởng lão Thích Thông Lạc.
29. Bà Hoàng Thị Bích, Vài nét về Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo và Ban Nghiên cứu thực hành Giới - Định - Tuệ trong Phật tử tại gia.
30. Ông Trần Khánh Dư, Kết luận.