Khóa tu mùa Hè 2016 như một hoạt động ngoại khóa của học sinh. Ở đó, các con được trải nghiệm cuộc sống trong chùa, được rèn luyện bản thân, hoạt động theo nhóm, những kỹ năng sống, hiểu được nhân duyên trong cuộc sống,... là những hành trang cơ bản nhất của con người hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
1. Mục đích
Bảo tồn và phát huy nét đẹp của văn hóa Phật giáo, đó là giáo dục con người hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Để thực hiện được điều đó cần phải giáo dục con người từ tuổi nhỏ, giáo dục cho các công dân tương lai biết kính trọng, biết yêu thương đồng loại và muôn loài, không tham lam, không đố kỵ, không ganh ghét.
2. Mục tiêu
2.1. Rèn luyện tính kỷ luật, tự lập, tự giác
Các con được trải nghiệm cuộc sống như một chú Tiểu, sinh hoạt theo nề nếp của nhà chùa từ đó rèn cho các con tính kỷ luật, tính tự lập, tự giác;
Tính kỷ luật: chấp hành nội quy của nhà chùa, giờ giấc sinh hoạt theo đúng nề nếp của chùa;
Tính tự lập, tự giác: các con được tham gia các công việc giúp đỡ nhà chùa như quét dọn vệ sinh, cùng các sư đi mua/hái rau, củ, quả phục vụ cho bữa ăn; Tham gia chế biến, nấu bữa ăn; tự phục vụ bữa ăn cho mình; tự rửa bát; tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân; tự giặt, phơi, cất, gấp quần áo…
2.2. Giáo dục đức tính giản dị
Bằng việc cho các con trải nghiệm cuộc sống thực tế tại nhà chùa, sống cuộc sống giản dị của một chú Tiểu, các sư thày và cán bộ của Trung tâm sẽ giúp các con hình thành lối sống giản dị, ít đòi hỏi vật chất.
Các con sẽ mặc đồng phục quần áo nâu sồng như các chú Tiểu, sống cuộc sống không có máy tính, không có điện thoại, không có tivi, không iphone, ipad. Hưởng thụ cuộc sống với thiên nhiên, cây cỏ, chơi các trò chơi dân gian và tìm kiếm trí tuệ thông qua hoạt động đọc sách.
2.3. Rèn luyện sức khỏe, trí tuệ và tính kiên nhẫn
Thông qua việc hướng dẫn cho các con tập thiền, các sư thày sẽ giảng giải và rèn luyện cho các con tính kiên nhẫn và nâng cao sức khỏe.
Rèn luyện tính kiên nhẫn và trí tuệ cũng được thực hiện qua hoạt động đọc sách. Các sư thày sẽ hướng dẫn các con các đọc sách, lựa chọn loại sách để đọc, tâm thế của người đọc…)
Việc hướng dẫn các con trong quá trình lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn và cách ăn uống hợp lý các cán bộ của Trung tâm cùng với các sư thày sẽ giúp các con nhận thức được cách ăn uống khoa học và giữ gìn sức khỏe.
2.4. Giáo dục kỹ năng sống
Để được thành công, hạnh phúc trong cuộc đời thì việc đầu tiên và vô cùng quan trọng đó là phải thấu hiểu bản thân mình. Niềm tin về bản thân sẽ quyết định chúng ta hành động. Với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực khám phá nội tâm và phát triển con người sẽ thiết kế và hướng dẫn cho các con về Kỹ năng khám phá bản thân. Từ đó, hình thành tính cách, hình thành lối sống cho các con là đặc biệt cần thiết.
2.5. Giảng giải về nhân duyên trong xã hội và khơi gợi tình yêu thương đồng loại
Theo quan điểm Phật giáo, tất cả các mối quan hệ trong xã hội đều do duyên quy định, do đó trong hoạt động này, các sư thày sẽ giảng giải cho các con biết được thế nào là duyên và các mối quan hệ trong xã hội mà các con đã, đang và sẽ có (quan hệ bạn bè, quan hệ gia đình, quan hệ thày trò…) Khi giảng giải cho các con về duyên - nguồn gốc dẫn dắt tạo nên các mối quan hệ, các sư thày sẽ khơi gợi các con về tình yêu thương đồng loại, sự sẻ chia, giúp đỡ mọi người, hạn chế dần tính ích kỷ, vô tâm của cuộc sống hiện đại.
2.6. Giảng giải về nhân duyên trong gia đình và đạo hiếu với cha mẹ
Bên cạnh việc giảng giải chữ duyên trong môi trường rộng ngoài xã hội, các sư thày sẽ giảng giải sâu hơn về chữ duyên trong gia đình, nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em… và giảng giải về đạo hiếu, tình yêu thương, sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái, đồng thời dẫn dắt, cổ vũ tình yêu thương của các con đối với cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
2.6. Các hoạt động theo nhóm
Tăng cường khả năng tương tác giữa các con tham gia chuyến đi; thúc đẩy hiệu quả công việc và phát triển tiềm năng của mỗi người và thể hiện được tiềm năng đó; đồng lòng dốc sức để thực hiện mục tiêu chung của tập thể khi chắt lọc được những ý kiến, lắng nghe và giúp đỡ nhau.
3. Các hoạt động chính
- Thăm quan và tìm hiểu về lịch sử của chùa để các con cảm thấy hào hứng, gần gũi từ đó thích trải nghiệm cuộc sống nơi đây;
- Tập ngồi thiền: dần tập được tính kiên nhẫn, tĩnh tâm, rèn luyện thể chất và tinh thần;
- Thực hành đọc sách: tư thế, tâm thế người đọc, lựa chọn loại sách phù hợp; rèn luyện và phát triển trí tuệ từ đó củng cố niềm đam mê đọc sách;
- Giảng giải về nhân duyên trong xã hội: hiểu được chữ duyên trong các mối quan hệ, biết được căn nguyên của mối quan hệ này. Từ đó biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, chia sẻ, quan tâm đến người xung quanh;
- Giảng giải về nhân duyên trong gia đình: hiểu sâu hơn về chữ duyên trong mối quan hệ ông bà và cháu, bố mẹ và con cái, anh chị em ruột trong gia đình. Từ đó biết yêu thương cha mẹ, người thân trong gia đình ơn, biết quan tâm, chia sẻ và dần hạn chế tích ích kỷ;
- Giáo dục kỹ năng sống: nắm được nội dung kỹ năng khám phá bản thân; biết cách tìm hiểu, khám phá sức mạnh, nét đẹp, ưu điểm, biết cách xác định các mục tiêu của bản thân.
Cảm nhận niềm vui và thành quả công việc trong hoạt động theo nhóm:
- Chơi trò chơi dân gian: vận động cơ thể, giao tiếp và giải quyết xung đột, qua đó gắn kết, hòa đồng, chia sẽ, quan tâm đối với người xung quanh;
- Làm đồ chơi thủ công: rèn tính kiên trì, khéo léo. Sản phẩm làm ra tặng cho các em nhỏ, bạn bè hoặc người thân, qua đó biết chia sẻ và yêu thương mọi người;
- Dọn dẹp vệ sinh khuôn viên chùa: biết tự giác làm việc, biết giữ gìn vệ sinh nơi sinh sống, yêu lao động;
- Đi chợ: biết sơ bộ về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, biết lựa chọn thực phẩm và lựa chọn hợp lý cho bữa ăn hàng ngày;
- Nấu ăn: được hướng dẫn hoặc trợ giúp chế biến thức ăn, biết chế biến thức ăn cho bữa cơm hằng ngày;
- Thăm hộ gia đình: được trải nghiệm về quá trình làm việc để ra một sản phẩm của người dân; biết được giá trị, thành quả thông qua lao động; thăm người kém may mắn để thấy và cảm nhận nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
3. Lịch trình toàn khóa
3.1 Ngày thứ nhất
- 8h00-11h00: xuất phát từ Hà Nội đi Cổ Lễ, chào hỏi sư thày, phổ biến nội quy của chùa;
- 11h00-13h30: ăn trưa, nghỉ trưa;
- 13h30-16h30: thăm quan chùa, ăn nhẹ, giáo dục kỹ năng sống;
- 16h30-20h00: vệ sinh cá nhân, ăn tối, nghỉ ngơi, tham gia tụng kinh buổi tối.
- 20h30: đi ngủ.
3.2 Ngày thứ hai
- 5h30-7h30: dậy, vệ sinh cá nhân, tham gia tụng kinh sáng, ăn sáng;
- 7h30-11h00: các hoạt động trong chùa (vệ sinh khuôn viên chùa, hái rau, lựa chọn thực phẩm, chế biến thức ăn);
- 11h00-13h30: ăn trưa, nghỉ trưa;
- 13h30-16h30: tập ngồi thiền, ăn nhẹ, thực hành đọc sách, trò chơi dân gian;
- 16h30-20h00: vệ sinh cá nhân, ăn tối, nghỉ ngơi, tham gia tụng kinh buổi tối;
- 20h30: đi ngủ.
3.3 Ngày thứ ba
- 5h30-7h30: dậy, vệ sinh cá nhân, tham gia tụng kinh sáng, ăn sáng;
- 7h30-11h00: các hoạt động trong chùa (vệ sinh khuôn viên chùa, hái rau, lựa chọn thực phẩm, chế biến thức ăn);
- 11h00-13h30: ăn trưa, nghỉ trưa;
- 13h30-16h30: tập ngồi thiền, ăn nhẹ, giảng giải về chữ duyên trong mối quan hệ xã hội, làm đồ chơi thủ công tặng các em nhỏ;
- 16h30-20h00: vệ sinh cá nhân, ăn tối, nghỉ ngơi, tham gia tụng kinh buổi tối;
- 20h30: đi ngủ.
3.4 Ngày thứ tư
- 5h30-7h30: dậy, vệ sinh cá nhân, tham gia tụng kinh sáng, ăn sáng;
- 7h30-11h00: giảng giải về chữ duyên trong mối quan hệ ông/bà - cháu, cha/mẹ - con cái, anh/chị/em ruột trong gia đình; đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; làm đồ chơi thủ công tặng người thân, bạn bè;
- 11h00-13h30: ăn trưa, nghỉ trưa;
- 13h30-16h30: tập ngồi thiền, ăn nhẹ, thực hành đọc sách; các trò chơi dân gian;
- 16h30-20h00: vệ sinh cá nhân, ăn tối, nghỉ ngơi, tham gia tụng kinh buổi tối;
- 20h30: đi ngủ.
3.5 Ngày thứ năm
- 5h30-7h30: dậy, vệ sinh cá nhân, tham gia tụng kinh sáng, ăn sáng;
- 7h30-11h00: thăm hộ gia đình, nghỉ ngơi;
- 11h00-13h30: ăn trưa, nghỉ trưa;
- 13h30-16h30: tập ngồi thiền, ăn nhẹ, đọc sách;
- 16h30-20h00: vệ sinh cá nhân, ăn tối, nghỉ ngơi, tham gia tụng kinh buổi tối;
- 20h30: đi ngủ.
3.6 Ngày thứ sáu
- 5h30-7h30: dậy, vệ sinh cá nhân, tham gia tụng kinh sáng, ăn sáng;
- 7h30-11h00: dã ngoại thăm người kém may mắn, sinh hoạt nhóm, chia sẻ những cảm nghĩ trong chuyến đi, chia tay các sư thày, thu sắp hành lý;
- 11h00-13h30: ăn trưa, nghỉ trưa;
- 14h00-16h00: về Hà Nội, ăn nhẹ trên xe, gia đình đón các con.
£ Để biết thêm thời gian tổ chức, địa điểm tu tập, thành phần tham gia, mời Quý vị nhấn vào đây.
£ Quý vị gọi số 0168 295 9455 hoặc kết nối facebook để nhắn tin cho chúng tôi tại đây.
Trường Hạ.