TRUNG TÂM BẢO TỒN    
DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá Tôn giáo
Menu

Toàn cảnh Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635)

Ngày: 23:10:45 26/01/2021

Chúng tôi, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo xin chân thành cảm ơn Hội đồng gia tộc Hoàng giáp Trần Hữu Thành đã tin tưởng mà gửi gắm để cuộc nghiên cứu tìm về cội nguồn của dòng tộc đạt kết quả ngoài mong đợi và Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635) thành công viên mãn.

 

Chúng tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Phạm Văn Khoái, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm, tận lực đồng hành cùng Hội đồng gia tộc Hoàng giáp Trần Hữu Thành trong suốt quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó phải kể đến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã có những bài viết và góc nhìn cũng như sự đánh giá về thân thế và sự nghiệp của Hoàng giáp Trần Hữu Thành làm quan đến chức "Đề hình Giám sát Ngự sử" ở nhà Mạc và chức "Chánh sứ Quảng khuyến Canh nông" ở nhà Lê. Với câu khen ngợi "trị thủy có tài" của chúa Bình An Vương Trịnh Tùng dành tặng Hoàng giáp Trần Hữu Thành đã nói nên thành quả khơi sông Đào và sông Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) cho nước xuôi ra biển, tập hợp nhân lực để đắp đê, thau chua rửa mặn, lập quy hoạch cho cả phủ Nghĩa Hưng[1] ngày xưa trù phú. Hơn thế nữa, Hoàng giáp Trần Hữu Thành còn đề xuất phát triển hệ thống đê điều từ phủ An Bang (Quảng Ninh bây giờ) đến tận Ba Đồn (Quảng Bình ngày nay) - "筑堤筑至天涯處 - Trúc đê trúc chí thiên nhai xứ - Đắp đê đắp đến chân trời thẳm".

 

Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo hân hạnh gửi đến những hình ảnh tại Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635):

 

Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635) tổ chức ngày 12 tháng 7 năm 2020 tại Nhà Văn hóa UBND xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là sự phối hợp giữa Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo và Hội đồng gia tộc Hoàng giáp Trần Hữu Thành.

Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635) nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo chính quyền địa phương, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa, Ban Tôn giáo Chính phủ,… cùng toàn thể hậu duệ của Hoàng giáp Trần Hữu Thành tham dự.

 

Chủ tọa Hội thảo khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành gồm: Ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo; PGS.TS Phạm Văn Khoái, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Đại diện các chi họ: ông Trần Văn Phúc, ông Trần Văn Vịnh và ông Trần Văn Pha (từ trái sang).

 

Điều hành Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635): ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo, Hậu duệ đời thứ mười của Hoàng giáp, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ.

 

Báo cáo tham luận của PGS.TS Phạm Văn Khoái, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là những kết quả thu thập được qua nghiên cứu những văn bia, hoành phi, câu đối, bài vị hiện đang thờ tại các Từ đường họ Trần và các đền miếu thờ Thần vị Hoàng giáp, qua đó phác họa chân dung về thân thế và sự nghiệp của Hoàng giáp Trần Hữu Thành.

 

Sau báo cáo tham luận của PGS.TS Phạm Văn Khoái, đại diện các thế hệ hậu duệ Hoàng giáp, ông Trần Phong Thư (hậu duệ đời thứ 9) tặng hoa và gửi lời cảm ơn tới PGS.TS tại Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635).

 

PGS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tham luận tại Hội thảo Khoa học với tựa đề "Suy nghĩ về văn hóa dòng họ từ trường hợp Danh sĩ Hoàng giáp Trần Hữu Thành".

 

GS.TS Đinh Khắc Thuân, Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tham luận tại Hội thảo Khoa học với tựa đề "Danh sĩ Trần Hữu Thành thời Mạc".

 

Tiến sĩ Trương Sỹ Hùng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Văn hóa Minh Triết phát biểu tại Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635).

 

Ông Trần Diên Linh, hậu duệ đời thứ mười Hoàng giáp Trần Hữu Thành tham luận tại Hội thảo với tựa đề "Hành trình tìm hiểu về Danh sĩ Hoàng giáp Trần Hữu Thành và đôi điều minh triết".

 

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu tại Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635).

 

Hòa thượng Thích Tâm Vượng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo, Viện chủ Tổ đình Phật giáo chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định phát biểu tại Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635).

 

Thạc sĩ Nguyễn Đức Bá, Trưởng phòng Nghiên cứu Di sản - Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo tham luận tại Hội thảo với tựa đề "Học vấn một nhà khoa bảng - Khí tiết một vị thanh quan Đề hình Giám sát Ngự sử Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1358-1635)".

 

Tiến sĩ Trần Vinh Dự, hậu duệ đời thứ mười một của Hoàng giáp phát biểu tại Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635).

 

Mặc dù thể trạng không được khỏe nhưng Nhà nghiên cứu Lịch sử Lê Văn Lan rất quan tâm và đến dự Hội thảo là niềm cổ vũ tinh thần lớn lao đối với Ban Tổ chức và bà con trong dòng họ Hoàng giáp Trần Hữu Thành.

 

Nhà văn Nguyễn Thế Vinh, Thành viên Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo tham luận tại Hội thảo với tựa đề "Thêm một số tư liệu về Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Trần Hữu Thành - Quan nhà Mạc quê ở đất Đào Lãng, huyện Đại An, Phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định".

 

Hậu duệ Hoàng giáp Trần Hữu Thành cùng quý vị quan khách, đại biểu khách quý, các nhà báo tham dự và đưa tin về Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635)

 

Các hậu duệ Hoàng giáp Trần Hữu Thành tại Hội thảo này tổ chức tại Nhà văn hóa UBND xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

 

Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thế hệ trong dòng họ hiện đang công tác, làm việc ở các tỉnh thành trong cả nước về dự, qua đó càng tự hào về cụ Tổ của mình vừa đỗ đạt cao trong khoa cử; vừa là vị quan thanh liêm; vừa là người có tài trị thủy, khai hoang, khẩn hóa cả một vùng đất rộng lớn trong vai trò là Chánh sứ Quảng khuyến Canh nông; là sự nghiệp văn chương, thơ phú đồ sộ,... là một nhân cách lớn, tài đức song toàn.

 

Thư ký Hội thảo Khoa học: Cử nhân Nguyễn Thu Hà, Chánh Văn phòng Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và Cử nhân báo chí Nguyễn Thị Chung, Thành viên Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo (từ trái sang).

 

Sau phần tham luận của các tác giả và những phát biểu của quý vị khách quý liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Hoàng giáp Trần Hữu Thành, PGS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra Kết luận và có một số khuyến nghị để dòng họ Hoàng giáp lựa chọn sau Hội thảo Khoa học này.

 

 Ông Trần Văn Phúc đón nhận lẵng hoa của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân được ông Nguyễn Đức Du, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định chúc mừng Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635), Hội thảo cũng nhận được các lẵng hoa chúc mừng của các cấp Chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và các thế hệ hậu duệ Hoàng giáp.

 

Hòa thượng Thích Tâm Vượng, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng hoa tới ông Trần Khánh Dư tại sự kiện Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635).

 

Tiến sĩ Trần Vinh Dự, hậu duệ đời thứ mười một của Hoàng giáp Trần Hữu Thành chia sẻ những cảm xúc của mình về Đức Tổ khi tham dự Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635) với phóng viên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Ninh, qua đó, Hoàng giáp là niềm tự hào cho các thế hệ hậu duệ noi theo.

 

Bên lề Hội thảo, Hòa thượng Thích Tâm Vượng cùng Câu lạc bộ Thư pháp Xuân Hồng viết tặng chữ cho các đại biểu, khách quý tham dự Hội thảo.

 

Chúng tôi, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo xin chân thành cảm ơn Hội đồng gia tộc Hoàng giáp Trần Hữu Thành đã tin tưởng mà gửi gắm để cuộc nghiên cứu tìm về cội nguồn của dòng tộc đạt kết quả ngoài mong đợi và Hội thảo Khoa học Danh nhân Văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635) thành công viên mãn.

Trần Bình

Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo


[1] Sách Đại Nam Nhất thống chí (người dịch Phạm Trọng Điềm, người hiệu đính Đào Duy Anh), Tập III, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1992, trang 327-330 có ghi rằng: Phủ Nghĩa Hưng (thời Nguyễn) cách tỉnh thành Nam Định 22 dặm về phía Nam. Đời Hán là đất quận Giao Chỉ. Nguyên trước là huyện Hiển Khánh. Đời Lý đổi là huyện Ứng Phong. Đời Trần vẫn theo thế, lại gọi là phủ Kiến Hưng. Đời Lê Hồng Đức đổi thành Nghĩa Hưng. Phủ lĩnh hai huyện: huyện Đại An, huyện Thiên Bản và lấy huyện Ý Yên, huyện Phong Doanh làm phân phủ.

Học giả Đào Duy Anh khi đề cập đến sự diên cách về địa lý hành chính qua các đời của vùng đất này như sau: "Phủ Nghĩa Hưng vốn là phủ Kiến Hưng đời Trần, thời thuộc Minh đổi làm phủ Kiến Bình, đời Lê Hồng Đức đổi làm Nghĩa Hưng". Về các bộ phận của phủ Nghĩa Hưng, sách viết: "Huyện Đại An… nay là huyện Nghĩa Hưng; huyện Vọng Doanh… nay là tương đương với phần phía Nam huyện Ý Yên; huyện Ý Yên tương đương với phần phía Bắc huyện Ý Yên; huyện Vụ Bản" (Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, in lần thứ 2, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1996, trang 173-174.

 

Các bài viết khác