Cuộc giao lưu với một số vị Tăng ni (thày thuốc) và một số Danh y, Lương y, Y sỹ, Thày thuốc tiêu biểu trong lĩnh vực Y học Cổ truyền để thu thập những Tư liệu, Di sản mà Đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh để lại là những bài thuốc hay, dược liệu quý và các kinh nghiệm chữa trị theo đông y để xây dựng bộ phim “Thiền sư - Thánh y Tuệ Tĩnh với cuộc chấn hưng tinh thần dân tộc thời hiện tại". Cuộc giao lưu được tổ chức bởi Trung tâm và Tạp chí Thương gia và Thị trường.
Chủ trương của Nhà nước về nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược học cổ truyền, vận động khuyến khích và hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và bảo tồn các dược liệu quý và các bài thuốc hay góp phần vào việc chữa bệnh cứu người, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân góp phần xây dựng đất nước, đã tạo điều kiện cho nền y học cổ truyền của nước nhà có điều kiện phục hồi và phát triển.
Ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm phát biểu khai mạc cuộc giao lưu.
Năm 1987 Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã quyết định phát động xây dựng phòng thuốc nam ở một số chùa, hệ thống này mang tên Đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) thế kỷ XIV. Thiền sư là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam, người đã có công dành cả đời mình vào việc nghiên cứu tìm ra các bài thuốc quý, các dược liệu quý đưa vào chữa bệnh cứu người, với lời tuyên bố nổi tiếng là "Nam dược trị Nam nhân" (thuốc nam chữa bệnh cứu người Nam). Thiền sư Tuệ Tĩnh đã để lại một kho tàng vô giá - Một di sản đồ sộ mà người sau kế thừa và phát huy đó là Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác và quý vị hôm nay.
Giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, GHPGVN đã quyết định phát động xây dựng phòng thuốc Nam ở một số chùa với tên gọi là “Tuệ Tĩnh đường” nhằm góp phần giúp đỡ những bệnh nhân nghèo nối theo sự nghiệp của Đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV, Thiền sư là ông tổ của ngành Y học cổ truyền Việt Nam người đã có công dành cả đời mình vào việc nghiên cứu tìm ra các bài thuốc quý, các dược liệu quý đưa vào chữa bệnh cứu người, với lời tuyên bố nổi tiếng là: “Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam chữa bệnh cứu người Nam) Thiền sư Tuệ Tĩnh đã để lại một kho tàng vô giá một Di sản đồ sộ mà người sau kế thừa và phát huy đó là Đại danh y Hải thượng Lãn ông - Lê Hữu Trác và Quý vị hôm nay.
Một số vị Tăng ni, Danh y, Lương y, Y sỹ, Thày thuốc tiêu biểu trong cuộc giao lưu.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo nhận thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Thiền sư Đại Danh y Tuệ Tĩnh là một việc làm cần thiết, vì vậy, năm 2015 Trung tâm đã thông qua một đề án xây dựng bộ phim Tư liệu về Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, tiến tới xây dựng Bộ phim "Thiền sư - Thánh y Tuệ Tĩnh với cuộc chấn hưng tinh thần dân tộc thời hiện tại" góp phần thực hiện chủ chương của Nhà nước về phục hồi và phát triển nền Y học Cổ truyền Việt Nam.
Cuộc gặp mặt giao lưu thầy thuốc tiêu biểu năm 2017 hôm nay và tuyên dương, đón nhận danh hiệu Bảo tồn bài thuốc quý - Di sản gia truyền theo đề xuất của một số Thành viên của Trung tâm là phù hợp với Chương trình hoạt động của Trung tâm vì mục đích, ý nghĩa trên, đồng thời tuyên tuyền quảng bá những thành tựu đạt được của nền Đông y Việt Nam, ghi nhận công lao bảo tồn những bài thuốc quý di sản gia truyền, những dược liệu quý trong Di sản của tiền nhân để lại là thực hiện chủ trương của Nhà nước phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhất là đối với những bệnh nhân nghèo với tấm lòng nhân ái cứu nhân độ thế, cũng là thực hiện lời tuyên bố của tiền nhân, Đại danh y Thiền sư Tệ Tĩnh “Thuốc nam chữa bệnh cứu người Nam”.
Mong rằng trong cuộc giao lưu ngày hôm nay, Quý vị sẽ trao đổi chân tình những trải nghiệm trong quá trình hoạt động vì sức khỏe cộng động, những kinh nghiệm thực tiễn và sự cần thiết phải bảo tồn các bài thuốc quý gia truyền, các dược liệu quý nhằm phục vụ có hiệu quả việc trị bệnh cứu người phục vụ nhân dân, góp phần giải quyết khó khăn cho cộng đồng và xã hội. (Trích bài phát biểu của ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm).
Đến với cuộc giao lưu, các lương y, danh y chia sẻ những tâm huyết của mình trong việc phát tâm thiện nguyện và chữa bệnh cứu người. Lương y nhân dân Tạ Quang Hải, Viện nghiên cứu ứng dụng cổ truyền dưỡng sinh Việt Nam phát biểu:
Tuổi đời 80 tuổi, tuổi nghề 58 năm, 30 năm làm công tác tây y và 28 năm làm về y học cổ truyền. Tôi nhập ngũ tháng 2 năm 1964, tháng 2 năm 1961 đi bộ đội Trường Sơn. Trước khi đi Bác Hồ có nói thế này "chưa có độc chúng ta phòng độc, có độc chúng ta chống độc, nhiễm độc thì chúng ta giải độc" và sau khi tôi đến chùa Thiên Mụ ở Huế thì Thượng tọa Thích Nguyên Hồng lại nói một câu như thế này "Trời là cha, đất là mẹ, trời sinh ra con người ắt sinh bệnh tật… chẳng có một thứ bệnh nào là vô phương cứu chữa, nếu mà vô phương cứu chữa thì học thuật chưa thấu đáo". Chiến sỹ quân y chúng tôi vào nơi Mỹ rải chất độc tìm những cây thuốc quý về làm cây thuốc chữa bệnh cho mình, cho đồng chí, đồng đội, đồng bào. Trong tay tôi bây giờ có hàng trăm bệnh nhân ung thư máu được chữa khỏi và xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái bình thường… Cha mẹ sinh ra là hai bàn tay trắng, mai về với đất lại trắng hai tay. Vì vậy, tôi phát tâm thiện nguyện cho việc chữa bệnh cứu người.
Lương y nhân dân Tạ Quang Hải, Viện nghiên cứu ứng dụng cổ truyền dưỡng sinh Việt Nam.
Hôm nay, chúng tôi - những người hành nghề Y học cổ truyền rất vui mừng, phấn khởi và biết ơn đến Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và bảo tồn đến nền Y học dân tộc nước nhà, tạo điều kiện cho những người làm công tác Y học cổ truyền yên tâm để cống hiến công sức và trí tuệ nghiên cứu những cây thuốc quý, những vị thuốc hay để nền Y học dân tộc ngày càng phát triển (Phát biểu của thầy thuốc tiêu biểu Trần Quang Việt, Phó Chủ tịch Hội Đông y Quận Bình Tân).
Thầy thuốc tiêu biểu Trần Quang Việt, Phó Chủ tịch Hội Đông y Quận Bình Tân phát biểu tại cuộc giao lưu.
Trong dòng họ của Việt Thanh có 3 vị Thái y của triều đình (thời Lê) đã làm nên bài thuốc "An cung trúc hoàn". Con người và thời tiết ngày xưa cũng như thời nay khác nhau rất nhiều, để thực hiện lời di huấn của dòng họ là: đời sau này những nữ nhi phó Thanh chủ hãy chế ra làm phương cứu đời mà tiền bạc của dân ta không chạy ra ngoại bang. Với bài thuốc này Việt Thanh cũng đang làm thủ tục để được cấp phép gia truyền của gia tộc để đưa ra thị trường để cứu được nhiều người hơn. Bài thuốc này có tác dụng: bổ huyết, bổ thận, thông điều kinh lạc, đào thải trọc trường và hồi sinh tế bào hồng cầu huyết sắc tố. Tất cả những máu tụ trên não đều được đào thải qua đường đại tiểu tiện từ 2 tiếng đến trong vòng 1 tuần tùy theo từng bệnh nhân mới hay đã lâu (phát biểu của Danh y Nguyễn Quý Việt Thanh, Trung tâm phát triển YHCT Việt Thanh).
Ban Tổ chức tặng hoa sau những chia sẻ về bài thuốc của Danh y Nguyễn Quý Việt Thanh, Trung tâm phát triển YHCT Việt Thanh.
Thượng tọa Thích Nhựt Vân, Giám đốc Phòng khám đa khoa từ thiện Hạnh Phúc phát biểu: đây là vinh dự cho những người thầy thuốc, qua đó đã động viên ngành đông y vươn lên, đó là sự hỗ trợ lớn lao, ưu ái dành cho ngành đông y.
Cuối cuộc giao lưu, TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo phát biểu: Kính thưa Quý vị, một điều ý nghĩa và hy hữu, những người làm bảo tồn văn hóa tôn giáo lại tổ chức giao lưu gặp mặt các thày thuốc. Có người hỏi tôi: hai việc làm khác nhau lại trong một chủ thể? Tôi cười, tôi nói rằng: Chính những người làm bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo mới là người làm công tác này phù hợp. Bởi vì, những người ngàn xưa các tôn giáo đã thực hiện việc bảo vệ và chữa bệnh cho con người bằng chữa bệnh tâm. Còn hôm nay giao lưu với các thày thuốc là những người vừa chữa bệnh thân và vừa chữa bệnh tâm. Các thầy và những người tôn giáo trùng nhau ở chỗ đều chữa bệnh. Xưa trong Phật giáo, đức Phật đã được tôn vinh là Đại y vương, bởi đức Phật là người cao nhất trong chữa bệnh cho con người bằng chính chữa nguồn gốc - đó là chữa tâm bệnh. Chính vì thế, xưa có câu: Thuốc không kể Bắc Nam, chữa khỏi bệnh là thuốc hay. Pháp không kể thấp cao, miễn truyền được giới cho người đó là pháp diệu. Vì thế bảo tồn di sản văn hóa làm công tác gặp mặt giao lưu các thầy thuốc chính là tôn vinh những người đang chữa bệnh thân cho đời góp vào cũng với những người chữa bệnh tâm để trở thành những thầy thuốc đầy đủ và hài hòa trong thế giới. Hôm nay, việc làm của Trung tâm và Tạp chí là việc làm hết sức ý nghĩa, không chỉ gặp gỡ, giao lưu mà chính là sự tôn vinh để làm sao mỗi thầy thuốc phát huy truyền thống và giá trị của mình góp được nhiều hơn, giúp cho xã hội, cho đời thông qua việc chữa bệnh chính là chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng lực lao động, nâng cao tiềm lực cho con người trong đời sống xã hội. Mong sao thông qua hoạt động về giao lưu hôm nay, không chỉ gặp gỡ trao đổi về y thuật mà còn gặp gỡ để trao đổi về y đức và mở rộng hoạt động này để giúp thuốc đi vào trong đời, chữa được người không chỉ bằng thuốc chữa thân mà quan trọng hơn bằng thuốc chữa tâm.
TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ công tác chữa bệnh tâm và bệnh thân.
PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tặng danh hiệu Bài thuốc quý - Di sản gia truyền đến các thầy thuốc.
Ông Dương Ngọc Tấn, Phó Trưởng Ban, Ban Tôn giáo Chính phủ tặng danh hiệu Bài thuốc quý - Di sản gia truyền đến các thầy thuốc.
TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ tặng danh hiệu Bài thuốc quý - Di sản gia truyền đến các thầy thuốc.
Bình Yên.