TRUNG TÂM BẢO TỒN    
DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá Tôn giáo
Menu

Chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa

Ngày: 11:02:18 03/06/2016

Đầu mùa Hạ 2016, Binh chủng Hải quân, nhà tàu cùng đoàn công tác khoảng 250 vị tới dự Lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng Quần đảo Trường Sa. Đoàn cán bộ tỉnh Nam Định gồm 20 vị, trong đó có Thượng tọa Thích Tâm Vượng.

Cùng chuyến đi, có các vị hiện đang công tác tại: Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Cục Thống kê, phóng viên báo và đoàn văn công tỉnh Khánh Hòa.

Ngoài dự Lễ kỷ niệm, đoàn công tác tới thăm và động viên Quân dân Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1; tìm hiển về Quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia.

Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nước ngọt hiếm, một năm có tới 131 ngày bão, gió cấp 6 trở lên, mỗi tháng có từ 13-20 ngày gió mạnh. Tháng 4, 5 ít gió, tháng 6-9 gió Tây Nam thịnh hành.

Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, là tuyến đường lưu lượng tàu thuyền tấp nập thứ hai thế giới (sau Địa trung hải). Trung bình mỗi ngày có 250-300 tàu biển qua lại, trong đó 15-20% tàu lớn có trọng tải trên 30.000 tấn.

Hiện nay, trên các đảo và bãi San hô đã có một số công trình kiên cố và nhà ở, một số đảo có dân cư, có đèn biển, thiết bị phao phân luồng.

Thượng tọa Thích Tâm Vượng trong Đại Lễ Phật Đản 2016 và đón nhận Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc.

Việt Nam đóng giữ 21 đảo, trong đó có 09 đảo nổi (Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yến, Sinh Tồn, Sơn Ca) ; và, 12 đảo chìm (Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan).

Đảo Trường Sa (lớn) được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”, như một pháo đài sừng sững - trung kiên giữa Biển Đông, cách Cam Ranh - Khánh Hòa 254 hải lý, hình dáng gần như Tam giác cân. Cạnh huyền Đông Bắc - Tây Nam dài 620m, rộng 354m, diện tích: 0,15 km2 mặt đảo bằng phẳng.

 Cảm niệm Trường Sa

Trường tồn mãi mãi với thời gian

Sa cát phiêu lưu khắp ngút ngàn

Sáu hai (6x2) ngầm đá trong biển cả

Chín nổi hiên ngang với nhà giàn

 

Biển đảo thân yêu đất trời

Việt Nam muôn thuở nơi nơi nhớ về

Thủ đô huyện đảo Trường Sa

Pháo đài sừng sững Khánh Hòa lớn thay

 

Đảo mặn không khí An Bang

Vòng ngoài lá chắn ngoại bang nhằm vào

Trường Sa Đông khắc nghiệt sao

Gập ghềnh cao thấp, nông sâu khôn lường

 

Bước sang Đảo khác vấn vương

Như là có sức phi thường hò rô

An bang nước ngập san hô

Thủy triều khi rút nhấp nhô cát dài

 

Thiên nhiên thú vị thật tài

Dưỡng nuôi vạn vật muôn loài cỏ hoa

Sinh Tồn: Đông -  Bắc Trường Sa

Có hai doi cát nhô ra đất màu

 

Quân dân buộc bụng cơ cầu

Ước mong phú quý mạnh giàu muôn năm

Phan Vinh hòn sập đảo nằm

Có hồ nước mặn Ngư dân kiếm tìm

 

Cá tôm cua ốc vịt chim

Gió mưa sấm chớp trái tim không sờn

Song Tử Tây đảo xanh rờn

Như rừng thu nhỏ linh hồn Việt Nam

 

Rừng vàng, biển bạc hân hoan

Trọng điểm kinh tế bạt ngàn chân mây

Nam Yết bầu dục đông - tây

Cấy trồng không được suốt ngày nắng mưa

 

Bao nhiêu cực nhọc sớm trưa

Rồi đây sẽ có phúc thừa về ta

Xã đảo Sinh Tồn - Trường Sa

Quân dân, chùa trạm Khánh Hòa về đây

 

Tụng kinh, niệm Phật đêm ngày

Cầu cho đất nước ngày ngày vinh hoa

Đảo nổi tên gọi Sơn Ca

Nắng mưa, lên xuống giao hòa cùng nhau

 

Hạ về sen nở hồng au

Phẩm đề mượn một vài câu ghi lòng.

 

Thượng tọa: Thích Tâm Vượng.

Các bài viết khác