TRUNG TÂM BẢO TỒN    
DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá Tôn giáo
Menu

Giao lưu với các Lương y và một số vị Giáo phẩm Phật giáo

Ngày: 19:39:07 12/11/2015

Theo giáo lý nhà Phật thì: có nhân với nhau trong tình cảm, công việc thì sẽ được gặp nhau và gặp nhau thường xuyên. Cuộc giao lưu này là tiếp nối của những cuộc giao lưu trước đây.

Trung tâm nhận thấy rằng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Quý vị. Vì rằng, bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn các cơ sở thờ tự, bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể là trách nhiệm của mọi người, trong đó có nền Y học cổ truyền.

Đến dự cuộc giao lưu có khoảng 70 vị đến từ 18 tỉnh thành, họ là những Lương y và giáo phẩm Phật giáo đã và đang đóng góp công sức nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, đồng thời, họ đang giữ gìn, phát huy và bảo tồn những bài thuốc quý được lưu truyền. Hơn thế nữa, cuộc giao lưu còn chia sẽ những việc thiện nguyện, các vị trong bài thuốc, trăn trở về đạo đức xã hội đang xuống cấp trong thời gian hiện nay.

Khung cảnh cuộc giao lưu với các Lương y và một số vị Giáo phẩm Phật giáo được tổ chức tại Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

 

Đến nay, Trung tâm đã có hơn 70 thành viên ở các tỉnh thành, trong đó có 05 thành viên cấp Vụ;  01 PGS; 2 tiến sỹ; 10 thạc sỹ và hơn 10 vị Lương y cổ truyền; gần 20 thành viên là cán bộ cấp vụ đã nghỉ hưu và một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, đạo diễn điện ảnh, có cả những sinh viên mới ra trường cũng tự nguyện xin làm thành viên và hoạt động cùng Trung tâm.

Trung tâm đã sưu tầm tư liệu, biên soạn một số sách để dùng vào việc bảo tồn như là cẩm nang của chùa; tổ chức tọa đàm khoa học về lễ Vu Lan báo Hiếu để khơi dạy công ơn, tinh thần, sự báo hiếu đền đáp công ơn cha mẹ; bồi dường, đào tạo cho các tầng lớp về Hán Nôm. (Trích: Ông Trần Khánh Dư, giám đốc Trung tâm giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, mục đích, tôn chỉ, quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm).

 

Đi cùng thời gian, chùa Long Thành cũng đã tồn tại được khoảng 300 năm. Năm 1945 chùa đã bị cháy hoàn toàn, hiện nay Chùa được khôi phục nguyên trạng nhưng không thể làm bằng gỗ có kiến trúc như xưa được, đó là điều chúng tôi xót xa. Trách nhiệm thừa kế của các bậc tiền nhân, đề nghị Trung tâm phải bảo vệ các di sản đặc biệt là các cơ sở công giáo và phật giáo chúng tôi, tôn tạo các nơi thờ tự. (Trích: Hòa thượng Thích Nhứt Ấn, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN quận Bình Tân, Tp. HCM)

 

Quê hương tôi, có một ngôi chùa đã lãng quên trên 50 năm. Ngôi chùa này có lẽ hơi hiếm có nơi có tuy rằng không to như các chùa khác. Ngôi chùa này có các đồng chí đã đến đây ở: Đồng chí Đỗ Mười, Hoàng Quốc Việt, Trịnh Minh Châu, Văn Tiến Dũng, Bạch Thuần Phong, nhà sư Lâm và con trai nhà sư Lâm đã từng ngụ ở ngôi chùa này để bảo vệ xứ Bắc Kỳ, là khu ATK và tiếng chuông đã vang lên nhiều lần nhưng vẫn bị lãng quên. Và khu này lúc đó được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Tôi là người địa phương đó cũng rất đau xót, tôi đã làm việc rất nhiều nơi, nay đã công nhận Di tích Quốc gia, được tôn tạo và bắt đầu khởi sắc. Tôi cũng có bài thuốc chữa thoái vị cột sống không mổ mà tôi nghiên cứu và đã bảo vệ đề tài cấp nhà nước. Đây cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Đừng làm khổ mình, đừng làm khổ người, đừng làm khổ chúng sinh - Đạo Phật mới làm được điều này thôi. (Trích: Nhà khoa học, Lương y, Giáo sư Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Y học cổ truyền phục hồi chức năng Hà Nội).

 

Hiện tôi đang trụ trì tại chùa Long Bửu, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này được thành lập năm 1910, qua hai cuộc chiến tranh, chùa chỉ còn bốn viên đá. Sau khi giải phóng miền Nam, chùa được dân làng tôn tạo lại. Là một bác sỹ ở bệnh viện chợ Rẫy, bước chân về chùa năm 1999 gánh giữa Đạo và Đời, tôi tiếp tục trùng tu ngôi chùa này. Tôi xây dựng một phòng khám đa khoa từ thiện tại chùa. Tiếp nối truyền thống của ngài Tuệ Tĩnh để lại, vừa học vừa tu. Với tinh thần từ bi của đạo Phật nhập thế, chúng tôi đang thực hiện những ước mơ hoài bão trong cuộc đời của người tu, nhập thế vào đời nhằm xoa dịu nỗi khổ đau chúng sinh, đem hạnh phúc an lành cho mọi người về thân và tâm. (Trích: Bác sỹ, thạc sỹ, sư cô Nguyễn Thị Kim Anh, tỉnh Bình Dương).

  

Năm nay tôi 77 tuổi. Gia đình tôi có ba bài thuốc gia truyền: Viên Trường sinh; Thuốc trường thọ;  Chữa xương khớp, bệnh gút. Bố mẹ tôi đã dùng thuốc này sống được trên 100 năm và đã được Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng quà. (Trích: Lương y Lăng Hán Tiên, tỉnh Thái Nguyên).

 

Hôm nay tôi được về đây để tham dự cuộc giao lưu. Gia đình tôi đã làm nghề thuốc từ nhiều đời bài thuốc chữa liệt dương, chữa cao thấp buồng tử cung. Và đã thành công nhiều ca sau khi điều trị và được xác nhận của bệnh viện như trường hợp của chị H ở Hà Nam. Khổ nhất của bệnh nhân là không tìm thấy thày thuốc mà chữa và ngược lại. Các lương y thì ai cũng vậy, họ luôn mang đến niềm hạnh phúc cho các gia đình, giúp ích cho xã hội và đất nước là điều nên làm. (Trích: Lương y, Vũ Xuân Điều, tỉnh Thái Nguyên)

 

Những điều khó của các thày thuốc và phòng khám tư nhân là cuối thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 thì quan tâm của nhà nước là có bảo hiểm y tế, vì thế các bệnh nhân có bảo hiểm đi chữa theo tuyến. Khi gặp các bệnh trọng bệnh viện trả về, cuối cùng thì đến phòng khám tư nhân, tất nhiên là thày thuốc và phòng khám vất vả hơn ngày xưa. Chúng ta về dự Đại hội thì phải là những thày thuốc giỏi, vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn các bài thuốc quý. Nhưng bảo tồn cũng có cái khó, ví dụ như thầy thuốc y học cổ truyền bảo tồn các bài thuốc cổ truyền thì đơn giản nhưng gia truyền thì lại thuộc về bí truyền không thể truyền được rộng rãi trong xã hội. Vậy chúng ta phải có trách nhiệm truyền nghề cho con cháu chúng ta với khẩu hiệu “con hơn cha là nhà có phúc”. Tránh tình trạng “tam sao thất bản”. Chúng ta không xem nhẹ cái tâm của thày thuốc vì người ta bảo: chữa bệnh cốt ở cái tâm, tâm mà tốt thì ta dốc hết tâm sức vào để mà chẩn đoán và cân nhắc khi bốc thuốc cho hợp với bệnh nhân đó.

Nhà nước vẫn còn chưa quan tâm và rất xem nhẹ với các thày thuốc gia truyền. Hiện tại, chúng ta ăn nhiều các thực phẩm có hóa chất, ngay cả thuốc bắc nhập bây giờ chất lượng cũng kém, họ đã chiết xuất rồi sao tẩm cho hóa chất vào, cho nên cũng ảnh hưởng đến uy tín của thày thuốc. Hôm nay, tôi thông báo với các vị rằng: các thày thuốc gia truyền cần phải phát huy sức mạnh của mình - Người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam mà chữa bệnh. Nên kết hợp giữa Đông y và Tây y, thuốc gia truyền không bảo quản bằng hóa chất mà lại chữa được đa khoa. Bộ Y tế nên cử người đi tìm các nhân tài y học trên toàn đất nước để giới thiệu cho những người bệnh mà Tây y không chữa được. Ngược lại, đối với các thầy thuốc mà không chữa được bệnh thì cũng nên giới thiệu đến thày thuốc khác hoặc đến bệnh viện thì sẽ hiệu quả hơn. Có như vậy thì mới quan tâm đến sức khỏe cộng động cao hơn, chăm sóc đến bệnh nhân tốt hơn và giảm bớt khó khăn về kinh tế cho người bệnh. (Trích: Danh y Nguyễn Đoàn, Tp. Sơn La)

  

Tôi đã hành nghề đến nay được 40 năm, nay tôi không nói về chữa bệnh mà muốn mọi người phải phòng bệnh. Tôi có lời khuyên đến tất cả mọi người. Ban đêm thời tiết âm nên từ 17 giờ trở đi ta không nên tắm nữa. Mỗi người có công việc khác nhau, giờ giấc khác nhau ta có một phương án để thay thế là nấu nước gừng sôi lên, lấy khăn nhúng vào rồi vắt khô để lau khi ban đêm. Như vậy, thân nhiệt trong ban đêm hạ xuống sẽ được bão hòa, các mạch máu lưu thông, ta có một giấc ngủ ngon lành. Trong cái ăn sau tắm hoặc tắm sau ăn người ta dễ lẫn lộn. Nếu ta tắm sạch sẽ trước khi ăn thì bữa ăn đó rất ngon và dạ dày đủ năng lượng để đốt tiêu hóa các loại thực phẩm để tạo thành nguồn dinh dưỡng mới. Nếu ăn xong rồi tắm, thân nhiệt bị hạ, dạ dày bị lạnh đồ ăn không tiêu hóa được thì tạo ra các bệnh.

Trong cuộc sống hàng ngày, ăn để mà sống hay sống để mà ăn? Ăn để mà sống khi ăn ngon ta ăn không nhiều, ăn dở ta cố gắng ăn cho đầy đủ để nuôi dưỡng cơ thể. Còn sống để mà ăn là ăn uống vô ý thức, như người bệnh gan thích ăn cay, thích uống rượu, như vậy là sống để thỏa mãn cái lưỡi, thỏa mãn sự ích kỷ của mình, sẽ gây ra những mầm bệnh đến khi phát thì cơ thể chúng ta không chịu nổi, tôi nghĩ rằng không có dược liệu nào cứu được tình trạng đó.

Trong 40 năm nghiên cứu, đó là củ gừng là vật rất dễ mua, đâu cũng có. Ta lấy củ gừng làm mục đích chính để phòng bệnh. Như vậy, tất cả chúng ta né tránh được rất nhiều căn bệnh và bảo vệ được sức khỏe mạnh hơn. Cả một đời làm thày thuốc tôi muốn truyền lại cho mọi người một lối sống là Ăn uống điều độ để không gây ra những bệnh đau dạ dày, không tắm đêm để gây ra các bệnh xương khớp, biết né tránh các thực phẩm không an toàn. (Trích: Lương y Mai Văn Hải, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, Tp. HCM).

 

Điều kiện để ra nhập Trung tâm là người có tâm huyết với việc Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tôn giáo; là người tự nguyện tham gia thực hiện theo tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ cũng như quy chế, quy định của Trung tâm; tham gia trực tiếp hoặc giám tiếp vào các hoạt động của Trung tâm và góp phần đầy đủ kinh phí ban đầu xây dựng Trung tâm cũng như đóng góp hàng năm. (Ông Trương Hải Cường, Phó giám đốc Trung tâm)

 

Ông Trần Khánh Dư, giám đốc Trung tâm trao quyết định và thẻ đến các thành viên.

 

Ban Giám đốc Trung tâm chụp ảnh lưu niệm với một số Quý vị đại biểu.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, Vụ Công tác Tôn giáo phía Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ chụp ảnh lưu niệm với một số vị đại biểu.

Hai thành viên: Ông Lê Huy Bảo (bên phải) và Lương y Lăng Hán Tiên chụp ảnh lưu niệm

Dẫn chương trình: Ông Nguyễn Thanh Xuân, Vụ Công tác Tôn giáo phía Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ.

Bình Yên.

Các bài viết khác