TRUNG TÂM BẢO TỒN    
DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá Tôn giáo
Menu

Lược sử Phật giáo Bắc tông ở các nước trên thế giới

Ngày: 14:21:44 13/11/2017

Cuốn sách "Lược sử Phật giáo theo hệ Bắc tông ở các nước" là nối tiếp cuốn "Lược sử Phật giáo các nước theo hệ Nam Truyền ở các nước trên thế giới" (cũng do chúng tôi biên soạn), Nhà Xuất bản Tôn giáo xuất bản tháng 10 năm 2010. Bản thảo của cuốn sách này đã được đăng tải trên "Bản tin Công tác Tôn giáo" của Ban Tôn giáo Chính phủ, bắt đầu từ số tháng 1 năm 1997 đến đầu năm 2005 (mỗi tháng có 1 số đăng bản thảo này).

Mục đích của các bài viết là giới thiệu khái quát lịch sử Phật giáo các nước trên thế giới, giúp cho những người quan tâm đến Phật giáo tham khảo và qua đó có thể khái quát được lịch sử của Phật giáo các nước trên thế giới, nay chúng tôi biên tập lại và đem in thành sách, để những ai quan tâm đến Phật giáo (từ góc nhìn lịch sử) không mất nhiều thời giờ đọc vào những bộ sử lớn của Phật giáo mà vẫn có thể hiểu khái quát được sự tồn tại và phát triển của Đạo Phật ở các nước trên thế giới, cũng để qua đó soi và Phật giáo Việt Nam.

 

Qua những năm làm công tác Phật giáo (từ đầu năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây), tôi luôn chú ý tìm về Lịch sử của Đạo Phật, và Lịch sử về sự du nhập và phát triển của Phật giáo các nước. Càng tìm hiểu, tôi càng thấy lịch sử Phật giáo các nước về một số mặt có sự phát triển không giống ở nước ta. Các nước đều có chữ viết riêng từ rất sớm, họ dịch các Kinh điển Phật giáo ra chữ của họ, rồi khắc ván in Kinh, có nơi khắc ván kinh hàng chục lần như Phật giáo Tây Tạng. Chùa chiền ở nhiều nơi quá ư là đồ sộ, có sức chứa tới 5-7 nghìn người. Đồ tế tự xem ra cũng rất hoành tráng.

 

Phật giáo ở các nước xung quanh ta cũng có nhiều bước thăng trầm, mà ở nước này hoặc nước khác có những giai đoạn tưởng như Phật giáo tuyệt diệt, nhưng rồi chỉ một thời gian sau đó (dài ngắn tùy thời) lại có cơ phục hưng và phát triển mạnh.

 

Việc suy tàn và phục hưng, phát triển đều có nguyên do của nó. Một nguyên do xuyên suốt của sự phục hưng và phát triển là do giáo lý của Đạo Phật có lợi ích thiết thực đối với cuộc sống nhân sinh, là cơ sở vững chắc cho đời sống nhân loại chính vì thế mà suy tàn rồi người ta lại thấy sự cần thiết lại cho khôi phục. Nhưng nguyên do của sự suy tàn thì phần nhiều là do chính bản thân người nhân danh là "Thích tử" làm cho nó suy tàn chứ không phải ai khác. Ví như những sự kiện phế Phật mà trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc gọi là sự kiện "tam Võ, nhất Tôn phế Phật" (sẽ nói rõ trong phần lược sử Phật giáo Trung Quốc dưới đây).

 

Việc lạm phát Độ điệp ở một số thời điểm, ở một số nước, là dẫn đến việc "lạm phát" tăng ni, số lượng nhiều, sự tu học được chú ý, đã dẫn đến việc tăng ni đi vào con đường sa đọa, trụy lạc, buông thả, làm nhiều điều trái với giáo lý nhà Phật.

 

Điểm thứ hai là ở một số Triều đại có chính sách "thái quá", ưu ái quá mức cùng là "tác nhân" gây nên sự suy tàn cho Phật giáo ở nơi đó (làm cho tăng ni bị tha hóa là dẫn đến sự suy tàn). Sự kiện này diễn đi diễn lại ở nhiều quốc gia Phật giáo, không cứ gì ở một nước nào.

 

Khi còn làm việc, có lần một Giáo sư mời chúng tôi viết bài cho tờ Tạp chí của ngành do Giáo sư quản lý, thấy tôi tỏ ra ái ngại, vị Giáo sư đó nói: Lấy ngoài nói trong (tức là gợi ý cho tôi lấy sự việc bên ngoài để nói về bên trong). Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi muốn trình bầy một số nét khái quát để ai đó quan tâm đến Phật giáo về khía cạnh tin theo (là phật tử) hoặc về hoạch định chính sách có thể tham khảo.

 

Chúng tôi trình bày lược sử: Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mông Cổ, Phật giáo Nhật Bản, có mục lục chi tiết để người đọc muốn tìm hiểu nhưng không có thì giờ đọc nhiều, thì chỉ cần lướt qua Mục lục thấy chỗ nào cần thiết thì đọc.

 

Viết trong những ngày tháng 5 - năm Nhân Thìn tại Hà Nội

Trần Khánh Dư, Lời đầu sách

(Trần Khánh Dư, Lược sử Phật giáo Bắc tông ở các nước trên thế giới, NXB Tôn giáo, 2012)

 

Mục lục:

Lời đầu sách

 

Lược sử Phật giáo Trung Quốc

Con đường du nhập Phật giáo; Thời gian du nhập;  Phật giáo Trung Quốc qua các Triều đại.

 

1. Phật giáo thời Hậu Hán

 

2. Phật giáo thời Tam Quốc: Phật giáo ở nước Ngụy; Phật giáo ở nước Ngô;  

 

3. Phật giáo thời Tây Tấn.

 

4. Phật giáo 16 nước Ngũ Hồ; Phật giáo nhà Hậu Triệu; Phật giáo thời nhà Tiền Tần; Phật giáo thời nhà Hậu Tần; Phật giáo thời nhà Bắc Lương.

 

5. Phật giáo thuộc nhà Đông Tấn: Phong trào nhập Trúc cầu Pháp; Kinh sách được dịch trong thời Đông Tấn; Trạng thái Phật giáo thời.

 

6. Phật giáo thời đại Nam-Bắc triều: Phật giáo thuộc Nam Triều; Phật giáo thời nhà Tống; Phật giáo đời nhà Tề; Phật giáo đời nhà Lương; Phật giáo đời nhà Trần; Phật giáo Bắc triều; Phật giáo thuộc nhà Bắc Ngụy; ; Phật giáo thời Đông Ngụy-Tây Ngụy; Phật giáo thời nhà Bắc tề; Phật giáo thời nhà Bắc Chu; Tư tưởng giáo học ở thời đại; Trạng thái Phật giáo thời đại; Mỹ thuật Phật giáo thời Nam - Bắc Triều.

 

7. Phật giáo đời nhà Tùy: Tư tưởng giáo học; Khái quát về Các Tông; Sự nghiệp dịch Kinh và trước tác; Trạng thái Phật giáo.

 

8. Phật giáo đời nhà Đường: Các Tông phái, các Danh tăng; Việc phiên dịch Kinh sách ở thời Đường; Trạng thái Phật giáo đời Đường.

 

9. Phật giáo thời Ngũ Đại: Phật giáo ở Phương Bắc; Phật giáo ở Phương Nam; Tư tưởng Phật giáo thời Ngũ Đại.

 

10. Phật giáo đời nhà Tống: Công việc phiên dịch và xuất bản; Trạng thái Phật giáo đời Tống; Sự quan hệ giữa Phật giáo với Nho - Lão.

 

11. Phật giáo dước thời nhà Liêu và nhà Kim: Phật giáo thời nhà Liêu; Phật giáo thời nhà Kim.

 

12. Phật giáo đời nhà Nguyên: Chính sách của nhà Nguyên đối với Phật giáo; Nhà Nguyên đối với Phật giáo; Nhà Nguyên đối với Lạt Ma giáo; Xuất bản Đại tạng kinh; Về tổ chức Giáo đoàn Phật giáo.

 

13. Phật giáo đời nhà Minh: Tư tưởng Giáo học; Sự nghiệp khắc Đại tạng kinh; Sự quan hệ giữa Tam giáo; Trạng thái Giáo đoàn.

 

14. Phật giáo đời nhà Thanh: Đối với Lạt Ma giáo; Đối với Phật giáo truyền thống; Việc xuất bản Đại tạng kinh.

 

15. Phật giáo thời cận đại: Phong trào chấn hưng Phật giáo; Công việc ấn loát xuất bản; Các tông phái Phật giáo thời cận đại; Hoạt động từ thiện xã hội.

 

Lược sử Phật giáo Tây Tạng

1. Mấy nét về địa lý và con người: Vị trí địa lý; Lịch sử Tây Tạng; Diện tích Tây Tạng.

 

2. Địa thế thiên nhiên, khu vực hành chính: Địa thế tự nhiên; Khu vực hành chính ở Tây Tạng; Cơ sở Tôn giáo ở Tây Tạng.

 

3. Sự du nhập của Phật giáo vào Tây Tạng: Vua Srong-tsan-gampo và sự du nhập; Những khó khăn trong bước đường; Đại sư Tịch Hộ và Liên Hoa Sinh (Đại sư Tịch Hộ vào Tạng, Liên Hoa Sinh đại sư, Tăng chế chuổi đầu ở chùa Tang Duyên).

 

4. Cuộc tranh luận ở Sa La.

 

5. Thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Tây Tạng: Sự nghiệp dịch kinh; Chính sách của nhà nước Tây Tạng.

 

6. Thời kỳ Phật giáo Tây Tạng suy vong.

 

7. Sự phục hưng của Phật giáo Tây Tạng: Tông phái Phật giáo ở Tây Tạng (Phái Ninh Mão, phái Cam Đan, phái Ca-nhĩ-cư, phái Hy Giản, phái Nam Tước, phái Tát Ca); Giáo phái phát triển (Hồng giáo, Bạch giáo, Hắc giáo, Hoàng giáo); Địa tạng kinh Tây Tạng (Cam Chu Nhĩ, Đan Chu Nhĩ); Chùa Chiền, Pháp khí, Pháp hội ở Tây Tạng (Chùa chiền, pháp khí, pháp hội, Minh Vương 6 chữ).

 

8. Những nét đặc sắc của Phật giáo Tây Tạng: Lạt Ma giáo; Quy ý Tứ Bảo, Bạc táng, Khổ tu, Chế độ Phật sống (Phương pháp tìm Phật sống; Các đời Đạt Lai, Ban Thiền; Pháp danh của 14 Đạt Lai; Ban Thiền Ngạch Nhĩ).

 

9. Quan hệ Chính giáo và chế độ của nó: Nhà Nguyên với Lạt Ma giáo; Nhà Thanh với Lạt Ma giáo; Chính trị - Tôn giáo ở Tây Tạng từ cuối đời nhà Thanh về sau.

 

Lược sử Phật giáo Mông Cổ

1. Mấy nét về đất nước và con người.

 

2. Sự du nhập của Phật giáo vào Mông Cổ: Sự du nhập của Hoàng giáo, Triết-bố-tôn-đan-ba với Phật giáo Mông Cổ.

 

3. Ngoại Mông độc lập và Phật giáo.

 

4. Nội Mông với Phật sống Chương Gia.

 

5. Thứ bậc trong Phật giáo Mông Tạng.

 

6. Tổ chức chùa viện: Chức sự trong chùa; Chức sự của Trung Bộ; Giáo dục và thi cử.

 

Lược sử Phật giáo Nhật Bản

1. Mấy nét về Đại lý - Lịch sử: Địa lý và con người; Tôn giáo ở Nhật Bản trước thời Phật giáo du nhập.

 

2. Đạo Phật du nhập và các giai đoạn phát triển ở Nhật Bản:

 

a) Phật giáo thời kỳ Phi Điểu;

 

b) Phật giáo thời kỳ Nại Lương: Các tông phái Phật giáo (Tam Luận tông; Pháp Tướng tông; Hoa Nghiêm tông; Luật tông); Văn hóa Phật giáo thời kỳ Nại Lương (Giáo dục phổ cập; Văn học Mỹ thuật; Hoạt động từ thiện xã hội);

 

c) Phật giáo thời kỳ Liêm Thương (Sự phục hưng của Phật giáo Nam Đô; Sự phục hưng của tông Hoa Nghiêm; Sự phục hưng của tông Pháp tướng; Sự phục hưng của Luật tông; Sự phát triển của Tịnh độ tông; Sự ra đời và phát triển của Nhật Liên tông; Sự du nhập và phát triển của Thiền tông; Văn hóa Phật giáo thời kỳ Liêm Phương;

 

d) Thời kỳ Nam - Bắc triều và Thất Đinh: Dòng Tế Lâm (Mộng Long Quốc Sư, Đại Đăng Quốc Sư); Dòng thiền Tào Động (Thiệu Cẩn; Tổ Triết; Nhật Tượng; Diệu Bảo); Sự phân chia môn phái của Tịnh Độ tông; Sự phân chia tông phái của Tịnh Độ tông; Thời Tông và Dung thông niệm Phật; Văn hóa Phật giáo thời Cát Dã

 

e) Phật giáo thời Giang Hộ: Chính sách của Mạc Phủ đối với Phật giáo; Ấn Nguyên và dòng Thiền Hoàng Bá; Sự hoạt động của các dòng Thiền; Học giả của Chân Ngôn tông; Học giả của Thiền phái Lâm Tế và Tào Động; Học giả của Tịnh Độ Tông; Học giả của Nhật Liên tông; Sự suy thoái của Phật giáo thời kỳ Giang Hộ.

f) Phật giáo thời kỳ Minh Trị - Duy tân: Chính sách Thần - Phật phân ly và phong trào phế Phật; Phật giáo mới và sự hiện đại hóa của Phật giáo; Phật giáo sau Minh Trị - Duy tân.

Các bài viết khác