TRUNG TÂM BẢO TỒN    
DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá Tôn giáo
Menu

Triển lãm và Liên hoan Thư pháp Thăng Long - Hà Nội

Ngày: 17:37:03 03/10/2020

Triển lãm và Liên hoan Thư pháp với chủ đề Thăng Long - Hà Nội được tổ chức bởi Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc vào chiều ngày 02/10/2020 tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đến dự Triển lãm có sự hiện diện của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở VHTT Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và đại diện các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu Thư pháp cùng các Thư pháp gia, chủ nhiệm các Câu lạc bộ Thư pháp.

Câu lạc bộ Thư pháp Xuân Hồng tham gia Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội" tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

 

Nhân Mỹ học đường và CLB Thư pháp Xuân Hồng trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo tham gia liên hoan thư pháp lần này cùng các CLB Thư pháp hội tụ từ ba miền Bắc, Trung Nam với hơn 100 tác phẩm Thư pháp và Thư họa của các tác giả theo loại hình Thư pháp Hán Nôm và Thư pháp Quốc ngữ nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa, giới thiệu đến công chúng một môn nghệ thuật hấp dẫn, thú chơi của nhiều người ưa thích.

 

Lãnh đạo Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, các Nhà nghiên cứu, các Thư pháp gia trong lễ khai mạc Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội".

 

Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám đã tập hợp được đội ngũ Thư pháp hoạt động ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo lên cuộc thành công của Triển lãm Thư pháp năm 2020. Với các hoạt động trình diễn, tặng chữ, giao lưu giữa các du khách và các CLB Thư pháp được tổ chức liên tục từ ngày 02/10/2020 đến ngày 10/10/2020 là cơ hội cho công chúng Thủ đô được thưởng lãm những tác phẩm Thư pháp hấp dẫn và các hoạt động có ý nghĩa góp phần tôn vinh nét đẹp văn hóa, giới thiệu đến công chúng một môn nghệ thuật hấp dẫn, thú chơi được nhiều người yêu thích. Và, góp phần tạo ra một sân chơi lành mạnh, văn hóa cho hoạt động Thư pháp của Thủ đô. (Bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội phát biểu khai mạc).

 

Bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội phát biểu khai mạc Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội".

 

Thư pháp gia Nguyễn Quang Duy (Nhân Mỹ học đường) qua bức thư pháp mang chữ Thăng Long.
 

Ông Lê Trung Kiên, Đốc giáo Nhân Mỹ học đường đại diện các đơn vị CLB Thư pháp tham gia Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội" phát biểu.

 

Di sản Văn hóa Dân tộc trong đó có Di sản Văn hóa Hán Nôm và Di sản Văn tự Thư pháp là Di sản có giá trị lớn không chỉ với mỗi Quốc gia, Dân tộc mà còn là Di sản lớn được UNESCO công nhận trên toàn thế giới. Chúng tôi là những người may mắn được tiếp cận với cái hay, cái đẹp mà ông cha ta đã để lại qua con chữ, qua di sản thư pháp. Ý thức được điều này, chúng tôi tự đặt mình, giao cho chính mình một trách vụ lớn lao đó là làm thế nào để xứng đáng với di sản, với bề dày hàng nghìn năm lịch sử mà ông cha ta đã dày công vun đắp và để lại. Làm thế nào để khi đứng trước "cửa Khổng sân Trình" nơi Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi Trường Đại học đầu tiên của dân tộc ta, những người viết chữ, những người rèn giũa và học tập con chữ không hổ thẹn với cha ông, không phụ công mong đợi của công chúng. Anh em thư hữu chúng tôi trên 3 miền đất nước đã có 150 tác phẩm ưu tú hôm nay chính là những sản phẩm, là tấm lòng, là sự dày công của anh em Thư pháp trên toàn quốc dâng lên Dân tộc, dâng lên trước "cửa Khổng sân Trình" và là hoạt động thiết thực chào mừng 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ông Lê Trung Kiên, Đốc giáo Nhân Mỹ học đường phát biểu).

 

Các Thư pháp gia Hán - Nôm và Quốc ngữ cùng thi triển bức Thư pháp gồm 12 chữ: Thăng Long Hà Nội Vi Vạn Đế Thế Vương Chi Thượng Đô. Thi triển gồm 10 Thư pháp gia: Phùng Thị Minh Lý, Trần Quốc Trí, Vũ Thanh Tùng, Nguyễn Văn Nguyên, Phạm Văn Tuấn, Lê Tiến Đạt, Nguyễn Trung Hoàng Long, Nguyễn Như Phách, Đặng Anh Kiệt, Trường Thịnh.

 

Bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội trao Chứng nhận tói Nhân Mỹ học đường và CLB Thư pháp Xuân Hồng cùng các CLB tham gia Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội".

 

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cùng các lãnh đạo, đại diện các CLB Thư pháp cắt băng khai mạc Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội".

 

Trước đó, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội tham gia biểu diễn nghệ thuật chào mừng Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội".

 

Các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội tham gia biểu diễn nghệ thuật chào mừng Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội".

 

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam chụp hình lưu niệm với các Thư pháp gia của Câu lạc bộ Thư pháp Xuân Hồng.

 

Câu lạc bộ Thư pháp Xuân Hồng tham gia Triển lãm và Liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội" tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

 

Bình Yên.

 

Thăng Long - Hà Nội, nơi lắng hồn sông núi, kết tinh, hội tụ tinh hoa văn hóa ngàn xưa. Mảnh đất và con người nơi đây trải qua bao thăng trầm hun đúc nên bề dày lịch sử hiếm nơi nào có được. Những di sản văn hóa được các bậc tiền nhân để lại trong suốt chiều dài lịch sử hơn một nghìn năm đã trở thành tài sản vô giá cho các thế hệ hôm nay. Những áng văn thơ về Thăng Long - Hà Nội luôn mang đến rất nhiều cung bậc cảm xúc khi nói về Kinh đô - Thủ đô yêu dấu.

 

Nhân dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2020), Trung tâm Hoạt động Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Triển lãm và liên hoan thư pháp với chủ đề "Thăng Long - Hà Nội". Các bức thư pháp được viết dựa trên một số tác phẩm văn học tiêu biểu về Thăng Long - Hà Nội từ năm 1010 cho đến nay của các nhà chính trị, nhà văn hóa; các vị Tế tửu, Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tiến sĩ khoa bảng… với các chủ đề: Ca ngợi con người và cảnh đẹp Thăng Long - Hà Nội; giá trị văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội; giáo dục và đào tạo nhân tài tại Quốc Tử Giám…

 

Triển lãm và liên hoan Thư pháp "Thăng Long - Hà Nội" với hơn 100 tác phẩm thư pháp và thư họa nhằm tôn vinh một nét đẹp văn hóa, giới thiệu đên công chúng môn nghệ thuật hấp dẫn, thú chơi được nhiều người yêu thích. Được tổ chức tại hai không gian là khu Thái Học và khu Vườn ươm của Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, triển lãm và liên hoan thư pháp hướng tới kết nối 10 câu lạc bộ thư pháp trên địa bàn Hà Nội, các nhà thư pháp từ cả ba miền Bắc, Trung, Nam với hai loại hình Thư pháp Hán Nôm và Thư pháp Quốc ngữ. Tại sự kiện văn hóa này, sẽ diễn ra một số hoạt động như: Trình diễn thư pháp, tặng chữ, tọa đàm về hoạt động thư pháp, giao lưu giữa các câu lạc bộ Thư pháp, tương tác giữa các câu lạc bộ Thư pháp và du lịch, du khách thể nghiệm viết thư pháp… Triển lãm và liên hoan thư pháp "Thăng Long - Hà Nội" là một hoạt động văn hóa ý nghĩa chào mừng ngày lễ lớn của Thủ đô, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. (Lời giới thiệu, Triển lãm và liên hoan thư pháp "Thăng Long - Hà Nội").

 

Các bài viết khác